Bí quyết cứu sóng di động thần tốc mùa mưa bão

Thứ hai, ngày 30/12/2013 14:49 PM (GMT+7)
Trong những cơn bão lũ lớn nhất, sóng di động Viettel ở những vị trí trọng yếu không bao giờ đứt kể cả khi hạ tầng bị phá hủy. Còn tốc độ khôi phục liên lạc ở cả những vùng hiểm trở nhanh đến khó tin.
Bình luận 0
Giữa tháng 10.2013, bất chấp “siêu bão” số 11 tàn phá dữ dội ở nhiều tỉnh miền Trung những người dùng mạng di động của Viettel vẫn có thể liên lạc bình thường. Có những điểm hạ tầng bị hư hỏng nặng nhưng chưa đầy 1 ngày kể từ khi gió ngừng giật, thông tin liên lạc đã được khôi phục.

Qua cơn bão số 11, một lần nữa cách thức điều động nguồn lực và nhân sự độc đáo của Viettel lại cho thấy hiệu quả rõ rệt giúp tập đoàn này xử lý sự cố cho cả trăm điểm liền một lúc ở một địa phương trong điều kiện khắc nghiệt.

img
Mỗi chuyên viên kỹ thuật Viettel đều được trang bị nhiều kỹ năng để xử lý tình huống, khắc phục sự cố trong bão lũ.

Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Hoàng Công Vĩnh – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: “Chúng tôi là một công ty quân đội nên việc điều động nguồn lực và nhân sự cũng hơi khác. Khi có bão lũ xảy ra, tổng công ty mạng lưới Viettel (công ty con trực thuộc Tập đoàn) có quyền điều động ngay lập tức những đội xử lý sự cố ở tất cả các chi nhánh tỉnh thành khác trên toàn quốc để đẩy nhanh tốc độ khắc phục.”.

Để có thể tiếp cận hiện trường ngay lập tức khi gió ngừng giật, các đội xử lý sự cố tiếp viện đã được điều động đến “nằm trực” ở gần vùng bão trước, ngay lúc có tin về sự cố. “Khi làm như vậy, chúng tôi có thể tiếp cận hiện trường rất nhanh và chỉ cần nhận thông tin về sự cố từ ban chỉ đạo địa phương là có thể khắc phục ngay”, ông Vĩnh nói.

Trong cơn bão số 11 vừa qua, Viettel đã điều động tới 170 đội ứng cứu đi khắc phục sự cố ở miền Trung, giúp tốc độ hồi phục thông tin liên lạc sóng di động ở hầu hết các điểm chỉ trong vòng nửa ngày đến một ngày. “Các đội khắc phục sự cố đến từ Cà Mau, Lạng Sơn, Sơn La… chạy xe rầm rập về miền Trung ứng cứu giống hệt như hành quân tiếp viện trong một trận chiến sinh tử”, một thành viên đội khắc phục sự cố đến từ tỉnh Cà Mau cho biết.

Cơ chế hoạt động của những đội ứng cứu đến từ các tỉnh khác cũng rất đặc biệt. Khi nhận lệnh từ công ty mạng lưới, các đội ứng cứu huy động công cụ, trang thiết bị, tiền bạc, lương khô… từ chi nhánh để “hành quân” áp sát vùng bão. Đến nơi, họ chỉ cần nhận lệnh với thông tin chi tiết cần khắc phục từ ban chỉ đạo ở vùng bão, rồi tiến hành công việc mà không cần đến hỗ trợ khác ở địa phương. Điều này giúp cho nguồn lực xử lý ở vùng bão lũ tăng lên gấp bội mà không gặp vấn đề vận hành hậu cần.

img
Ngâm mình trong nước lũ để khắc phục sự cố là “chuyện thường ngày ở huyện” với chuyên viên kỹ thuật Viettel mùa bão.

Chưa hết, ngoài lực lượng tăng viện từ nhiều địa phương trên toàn quốc, Viettel còn có thể điều động nhân sự của đối tác xây dựng hạ tầng viễn thông cho công ty này trong trường hợp khẩn cấp mùa bão lũ để khắc phục hậu quả thiên tai.

Ngoài ra việc thao luyện, chuẩn bị và đúc rút kinh nghiệm liên tục cũng giúp các chiến dịch khắc phục hậu quả bão lũ với mạng viễn thông của Viettel luôn hiệu quả, an toàn và thần tốc đến bất ngờ.

Hàng năm, thành viên của đội ứng cứu sự cố đều có những đợt đào tạo chuyên sâu về kỹ năng xử lý, các “nghiệp vụ bão lũ” bổ sung như đi cano, bơi… Sau mỗi lần ứng cứu mùa bão, công ty hạ tầng Viettel đều có tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và chia sẻ với tất cả các đội xử lý sự cố trên toàn quốc .

“Bình thường người ta gọi điện bằng mạng Viettel ở vùng sâu vùng xa mà có sóng thì chưa thấy cảm động và ấn tượng lắm. Tuy nhiên, lúc bão lớn, ở vùng sâu, vùng xa, hạ tầng bị phá hủy mà sóng Viettel vẫn căng đầy, gọi và nhắn tin thông suốt thì đó là minh chứng tốt nhất cho chất lượng dịch vụ”, ông Vĩnh nói.

“Cứu sóng di động, Internet thần tốc trong mùa bão không chỉ là một nhiệm vụ chính trị mà là cơ hội để Viettel khẳng định đẳng cấp về phục vụ khách hàng, phát triển lòng tin vào thương hiệu và gia tăng doanh thu, gián tiếp cải thiện thu nhập cho chính nhân viên. Hiểu rõ việc này, động lực của tất cả các đội cứu hộ, xử lý sự cố luôn rất cao trong mùa bão lũ”, ông Vĩnh kết luận.

Đại tá Hoàng Công Vĩnh cho biết, sóng di động Viettel ở các điểm trọng yếu luôn được đảm bảo bởi 4 lý do. Thứ nhất, cáp quang ở đó đã được ngầm hóa. Thứ hai, trạm BTS được xây dựng kiên cố và cao để chống ngập. Thứ ba, luôn có máy nổ và nhiên liệu dự phòng đi kèm nên không sợ mất điện. Thứ tư, trong trường hợp đặc biệt thì đã có hệ thống viba hoặc xe phát sóng lưu động ứng cứu khẩn cấp.

Mai Lê ( Mai Lê)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem