Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành: Dấu ấn từ những phong trào Hội đã đem lại kết quả ấn tượng

Hồng Cẩm Chủ nhật, ngày 13/08/2023 10:00 AM (GMT+7)
Ông Nghiêm Xuân Thành – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang vừa gửi Thư chúc mừng gửi đến cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh Hậu Giang trước thềm Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2023 – 2028 (sẽ diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/8 tới).
Bình luận 0
Công tác Hội và phong trào nông dân đã góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang phát triển vượt bậc - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành (bìa trái) thăm gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang trong một sự kiện của tỉnh Hậu Giang. Ành: Lý Anh Lam

Trong Thư chúc mừng, ông Nghiêm Xuân Thành - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, đánh giá: Trong nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Công tác Hội và phong trào nông dân đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Các cấp hội đã thực hiện tốt vai trò là "Trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới"; thường xuyên tuyên truyền, giúp cho nông dân hiểu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực vận động nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới nếp nghĩ, cách làm, nhờ đó diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người nông dân được nâng lên đáng kể, kinh tế nông nghiệp bước đầu được khẳng định.

Từ những kết quả đó đã góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang phát triển vượt bậc.

Thay mặt Đảng bộ tỉnh, ông Nghiêm Xuân Thành ghi nhận những đóng góp quan trọng của các cấp hội, hội viên, nông dân trong tỉnh và nhiệt liệt biểu dương sự cố gắng, nỗ lực vượt khó đi lên.

Với niềm tin sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đối với Hội Nông dân, Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang tin tưởng và kỳ vọng với tinh thần và khí thế mới, toàn thể cán bộ Hội, hội viên, nông dân số phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, ra sức thi đua, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.

Sản xuất nông nghiệp góp phần ổn định kinh tế của tỉnh tăng trưởng lớn nhất cả nước

Theo thống kê, Hậu Giang là tỉnh nông nghiệp, toàn tỉnh có trên 70% dân số làm nông nghiệp. Thời gian qua, nông nghiệp luôn được tỉnh quan tâm đầu tư, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần phát triển ổn định kinh tế của tỉnh Hậu Giang.  

Từ đó công tác Hội và phong trào nông dân của tỉnh luôn đặc biệt được sự quan tâm, lãnh đạo của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, sự chỉ đạo sâu sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự phối hợp kịp thời của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh; cấp ủy, UBND và các ngành ở địa phương.

Cùng với sự phấn đấu, nỗ lực, nhiệt tình, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân toàn tỉnh đã tạo cơ chế thuận lợi cho Hội Nông dân có thêm nguồn lực hoạt động, nâng chất lượng, đổi mới sáng tạo; sự đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh và các cấp Hội; sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân.

Công tác Hội và phong trào nông dân đã góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang phát triển vượt bậc - Ảnh 3.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành, ông Võ Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang (người thứ 4 bên trái sang) thăm mô hình sản xuất công nghệ cao- trồng dưa lưới trong nhà kín tại huyện Châu Thành. Ảnh: CTV

Kết quả nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã tích cực, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị Quyết công tác Hội và phong trào nông dân hằng năm, góp phần hoàn thành 12/12 chỉ tiêu Nghị quyết do Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023, đề ra.

Tăng cường các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Ông Võ Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang, cho biết: Để đạt được kết quả vượt bậc nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang đã tập trung đẩy mạnh các phong trào, hoạt động, trong đó tập trung các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất kinh doanh.

Công tác Hội và phong trào nông dân đã góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang phát triển vượt bậc - Ảnh 4.

Ông Võ Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang trao vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cho Dự án nuôi lươn thương phẩm tại huyện Long Mỹ. Ảnh: CTV

Nổi bật là hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất kinh doanh. Tính đến nay tổng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn tỉnh gần 51,5 tỷ đồng, trong đó tăng trưởng trong nhiệm kỳ gần 20 tỷ đồng (đạt 120% chỉ tiêu Nghị quyết). Dư nợ trên 48,448 tỷ đồng, cho vay 164 dự án, với 1.308 hộ vay. 

Toàn tỉnh có 8/8 Hội Nông dân cấp huyện có nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đạt 1 tỷ đồng/đơn vị trở lên; có 40/38 Hội Nông dân cấp xã có nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đạt 100 triệu đồng/đơn vị trở lên (đạt 105% chỉ tiêu Nghị quyết).

Bên cạnh, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hậu Giang hỗ trợ hộ nông dân vay vốn sản xuất kinh doanh, với tổng số tiền trên 8.747 tỷ đồng, hỗ trợ cho  87.534 hộ vay.

Để phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay, theo ông Võ Minh Trung, Hội nông dân đã phối hợp Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành NNPTNT đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho hội viên nông dân. Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã mở 397 lớp, có 10.023 người tham dự, trong đó có 7.950 người có việc làm sau đào tạo, đạt tỷ lệ 79%. Các ngành nghề được đào tạo gồm: Nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, đan đát lục bình và dây nhựa, may công nghiệp,…

Công tác Hội và phong trào nông dân đã góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang phát triển vượt bậc - Ảnh 5.

Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang phối hợp với ngành nông nghiệp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thành viên tham gia HTX, THT. Ảnh: CTV

Các hoạt động cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp, hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ cũng được Hội đặc biệt quan tâm. Hội Nông dân phối hợp với ngành nông nghiệp và các đơn vị có liên quan cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân 3.407 tấn phân bón, trị giá 73 tỷ đồng; 398 tấn thuốc bảo vệ thực vật, trị giá 65 tỷ đồng; 3.569 tấn giống, cây, con giống các loại, trị giá 254 tỷ đồng; cung ứng thức ăn chăn nuôi 129 tấn, trị giá 15 tỷ đồng; 231 máy nông nghiệp, trị giá 23 tỷ đồng. 

Tổ chức 6.251 buổi tư vấn, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 322.841 lượt hội viên, nông dân; phối hợp xây dựng 79 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ mới theo chuỗi giá trị đạt chất lượng VietGAP, GlobalGAP; tổ chức tập huấn, hướng dẫn 200 nông dân sử dụng và truy cập mạng Internet để phục vụ sản xuất, kinh doanh...

Ngoài ra, các cấp Hội đã hỗ trợ hội viên quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, tuyên truyền hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, các HTX tham gia sàn thương mại điện tử, góp phần phát triển nền kinh tế số nông nghiệp của tỉnh…

Xuất hiện ngày càng nhiều nông dân tỷ phú

Ông Võ Văn Trung chia sẻ: "Từ các hoạt động hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đã đã giúp cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, từ đó tích cực tham gia các phong trào thi đua của Hội. Trong đó đặc biệt là phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".

Công tác Hội và phong trào nông dân đã góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang phát triển vượt bậc - Ảnh 6.

Nhiệm kỳ qua phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi" của Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang đã phát triển một cách mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. (Trong ảnh: Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình nuôi cá trạch lấu của nông dân ở huyện Châu Thành) Ảnh: Hồng Cẩm

Nhiệm kỳ qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" của Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang đã phát triển một cách mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Hội, tác động tích cực vào công tác giảm nghèo, triển khai thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cũng như thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đề ra.

Hàng năm, các cơ sở Hội củng cố, nâng chất hoạt động 75 câu lạc bộ "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi", với tổng số 2.112 thành viên; phát động hội viên, nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. 

Tính đến cuối nhiệm kỳ, số hộ nông dân được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đạt 60.467/59.508 hộ, đạt 102% chỉ tiêu Nghị quyết. Trong đó, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở đạt 40.049 hộ, cấp huyện đạt 14.707 hộ, cấp tỉnh đạt 5.469 hộ, cấp Trung ương đạt 242 hộ. 

Tỷ lệ hộ nông dân được công nhận nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi so với số hộ đăng ký đạt 129% chỉ tiêu Nghị quyết. Qua phong trào có nhiều mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu, góp phần giúp hội viên thoát nghèo.

Công tác Hội và phong trào nông dân đã góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang phát triển vượt bậc - Ảnh 7.

Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 của tỉnh Hậu Giang, ông Lê Văn Sáu với mô hình trồng sầu riêng Ri6 thu nhập 3 tỷ đồng/năm. Ảnh: Hồng Cẩm

Tiêu biểu là mô hình sản xuất và cung ứng lúa giống, vật tư nông nghiệp, mua bán lúa hàng hóa, với diện tích 6,6ha của hộ ông Thiều Văn Hải (huyện Châu Thành A), thu nhập 1,9 tỷ đồng/năm. Ông Thiều Văn Hải là nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018. 

Hay mô hình sản xuất ba ba và cua đinh giống, cung ứng ba ba và cua đinh thương phẩm, diện tích 5.000 m2 mặt nước của hộ bà Trương Ánh Nguyệt (huyện Châu Thành A), thu nhập 10,2 tỷ đồng/năm. Bà Trương Ánh Nguyệt là nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019. 

Mô hình trồng trồng sầu riêng Ri6 và Monthong, diện tích 5ha của hộ ông Lê Văn Sáu (huyện Phụng Hiệp), thu nhập 3 tỷ đồng/năm. Ông Sáu là nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2022.

Ngoài ra không thể không nhắc mô hình sản xuất con giống, nuôi, chế biến cá thát lát và chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn (cá thát lát rút xương tẩm gia vị, cá thát lát rút xương tẩm gia vị sả ớt, cá thát lát tươi tẩm gia vị, chả cá thát lát tươi, khổ qua rừng nhân chả cá thát lát, cá thát lát nạo và bánh phồng chả cá thát lát đạt chuẩn OCOP) của hộ bà Nguyễn Kim Thùy (huyện Phụng Hiệp), thu nhập 5 tỷ đồng/năm.  

Đặc biệt hiện nay bà Thuỳ là Giám đốc HTX Kỳ như có 11 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh từ 3-4 sao. Năm 2022 bà vinh dự được bình chọn là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Một số chỉ tiêu nổi bậc:

  • - Kết nạp mới 18.952 hội viên, đạt 111% chỉ tiêu Nghị quyết.
  • - Thành lập mới 72 chi hội nghề nghiệp, đạt 225% chỉ tiêu Nghị quyết.
  • - Thành lập 1.200 tổ hội nghề nghiệp, đạt 200% chỉ tiêu Nghị quyết.
  • - Các cấp hội đã thực hiện tuyên truyền đến 100% cán bộ, hội viên (116.441 hội viên), đạt 102,04% chỉ tiêu Nghị quyết.
  • - Tỷ lệ hộ nông dân được công nhận nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi so với số hộ đăng ký đạt 129%.
  • - Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hằng năm là 75/75 cơ sở Hội với 75 chi Hội đã giúp 1.241 hộ thoát nghèo bền vững, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết.
  • - Toàn tỉnh có 79/75 mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, đạt 105% chỉ tiêu Nghị quyết.
  • - Hội Nông dân các cấp phối hợp hướng dẫn thành lập mới 90 HTX với 1.615 thành viên; thành lập mới 639 THT với 7.661 thành viên; tỷ lệ hộ nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể là 22,34%, đạt 102% chỉ tiêu Nghị quyết.
  • - Vận động hội viên tham gia BHYT, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết.
  • - Hội các cấp tư vấn, hỗ trợ 160.313 hộ hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm đăng ký, cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem