Biện pháp khẩn cấp để ngăn chiến sự Nga-Ukraine kéo dài

Phương Đăng (theo The National News,) Thứ sáu, ngày 11/11/2022 17:01 PM (GMT+7)
Nếu không có một động lực mới cho hòa bình, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có nguy cơ đi theo hướng khó lường.
Bình luận 0
Biện pháp khẩn cấp để ngăn chiến sự Nga-Ukraine kéo dài nhiều năm  - Ảnh 1.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã kéo dài gần chín tháng mà vẫn chưa có hồi kết. Ảnh Reuters

Theo The National News, 5 năm trước, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng, dù thế giới ngày nay phải đối mặt với ít trường hợp xung đột vũ trang hơn trong thế kỷ mới này song các cuộc chiến hiện nay lại không chỉ phức tạp hơn mà còn kéo dài hơn.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Rất ít xung đột diễn ra chóng vánh và có tính chất quyết định như Chiến tranh tháng 8 giữa Nga và Gruzia năm 2008, kéo dài chỉ vỏn vẹn 12 ngày.

Một số khía cạnh của quá trình hình thành Chiến tranh Tháng 8 có vẻ quen thuộc với các sự kiện năm nay ở Ukraine. Theo đó, sau khi quân đội Gruzia tấn công vào khu vực ly khai Nam Ossetia, Moscow cáo buộc Tbilisi thực hiện chiến dịch đàn áp người Nga gốc Gruzia. Moscow đồng thời tiến hành cuộc tấn công vào các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia rồi sau đó tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia với lý do để bảo vệ các nước cộng hòa ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Một thỏa thuận ngừng bắn sơ bộ đã được Gruzia và Nga ký kết vào ngày 15/8/2008. Sau đó, quân đội Nga đã tuyên bố một kế hoạch rút quân trong vòng 10 ngày ra khỏi các vị trí đóng quân, chấm dứt các cuộc giao tranh.

Ở Ukraine, Nga đã theo đuổi một chiến dịch tương tự trên một số khía cạnh nhưng kỳ vọng về một lệnh ngừng bắn nhanh chóng tương tự đã bị tiêu tan.

Cuộc chiến ở Ukraine đã kéo dài 9 tháng, và nếu nó tiếp tục không suy giảm, đến cuối tháng Hai năm tới, nó sẽ chạm mốc một năm.

Theo National News, cần thúc đẩy ngoại giao quốc tế khẩn cấp ngay bây giờ để ngăn chặn cuộc chiến Ukraine đi theo hướng của những nước khác trong thế kỷ 21, chẳng hạn như Afghanistan, Iraq, Syria và Yemen - tức là một cuộc xung đột kéo dài nhiều năm.

Cơ hội ngăn chặn một kết quả như vậy hiện cao hơn so với những tháng gần đây, phần lớn là do nhu cầu tiếp tục xung đột đã trở nên đặc biệt thấp.

Những lo ngại ngày càng lan rộng về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra khi bắt đầu chiến tranh giờ đây đã trở thành hiện thực; rất hiếm có ai có thể phủ nhận tác động của chiến tranh đến tình trạng lạm phát cao ngất; sự căng thẳng của thị trường năng lượng và cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra ở nhiều nước đang phát triển.

Các cử tri ở châu Âu và Bắc Mỹ vốn ủng hộ chính phủ Ukraine, ngày càng lo lắng về việc phải tiếp tục viện trợ cho một cuộc chiến tranh với thời hạn không xác định.

Nhiều người Nga đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt và lạm phát cũng như những mặt tiêu cực của việc trở thành một quốc gia có chiến tranh cũng chia sẻ sự lo lắng đó. Và người Ukraine, trên hết, đã phải trải qua 9 tháng đau thương phi thường.

Thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, diễn ra vào tuần tới tại Bali, đồng nghĩa với việc cơ hội đàm phán giữa Nga và phương Tây tại một quốc gia tương đối trung lập đang bị mất đi.

Nhưng đây không phải là cơ hội duy nhất. Đầu tuần này, Nhà Trắng đã xác nhận việc có sự tồn tại của các liên lạc cấp cao với Điện Kremlin. Điều này cho thấy rằng, các bên đều nhận ra sự cần thiết của các cuộc đàm phán sớm.

Với việc Mỹ vừa tổ chức cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ cộng với ngày càng nhiều chính trị gia kêu gọi xem xét lại sự ủng hộ của Washington đối với Ukraine, Tổng thống Joe Biden có mọi động lực để tiếp tục trao đổi - thúc đẩy việc đàm phán với Moscow.

Một nền hòa bình lâu dài cho Ukraine phải đảm bảo được chủ quyền của Ukraine và tính đến các "lằn ranh đỏ" mà Nga đưa ra. Trong một thế giới mà xung đột đang tiếp tục bùng cháy ở quá nhiều nơi, hòa bình ở Ukraine sẽ mang lại ý nghĩa to lớn.

Liên quan đến hòa bình cho Ukraine, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố trước hội nghị thượng đỉnh Turkic ở Uzbekistan hôm nay 11/11 rằng nước này đang thực hiện "mọi nỗ lực" để chấm dứt xung đột ở Ukraine, cũng như ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực.

"Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để chấm dứt cuộc xung đột đã diễn ra trong 9 tháng ở Ukraine thông qua một nền hòa bình công bằng. Trong khi làm điều này, chúng tôi đang thực hiện các biện pháp can thiệp cần thiết để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực", ông Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem