Tuy nhiên, theo NDTV, Chính phủ Đức đã từ chối tiết lộ một cách chi tiết hiệp định đàm phán với hãng điện thoại BlackBerry.
Trong khi đó các phương tiện truyền thông cho rằng, thỏa thuận mua bán trên được thực hiện sau khi Đức ký với BlackBerry một thỏa thuận “không gián điệp” (No-Spy). BlackBerry sẽ cho phép Đức được truy cập vào mã nguồn phần mềm của hệ điều hành BlackBerry.
Đức và BlackBerry đã kí kết một thỏa thuận trao đổi dữ liệu bí mật. Ảnh minh họa
Phía Đức cũng phải đảm bảo không được truy cập vào bất kỳ dữ liệu bí mật nào của chính phủ khác.
Tuy không bình luận về thỏa thuận trên, song người phát ngôn Bộ Nội vụ Đức Johannes Dimroth tiết lộ, Đức đã đạt được sự thành công trong việc bảo vệ lợi ích an ninh của nước này .
>> Các nguyên thủ quyền lực nhất thế giới tin dùng smartphone nào?
Động thái trên của Đức với BlackBerry được cho là một trong những biện pháp đảm bảo bí mật an ninh của nước này sau vụ bê bối vào năm ngoái khi Edward Snowden đã tiết lộ những tài liệu được cho là đã lấy được từ điện thoại di động của Thủ tướng Đức Chancellor Angela Merkel.
Được biết, điện thoại BlackBerry được các quan chức Đức tin dùng. Bên cạnh hệ bảo mật sẵn có, các điện thoại này còn được hãng bảo mật Secusmart của Đức cài thêm vào phần mềm mã hóa dữ liệu và giọng nói để tăng cường độ bảo mật hơn nữa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.