Bỏ 3 tỷ nuôi loài ăn lộc lá, thịt ngọt, trang trại đẹp như phim, anh nông dân Nghệ An tự tin thắng lớn

Cảnh Thắng - Nguyễn Tình Thứ ba, ngày 07/11/2023 05:54 AM (GMT+7)
Anh Thái Bá Tuấn ở xã Tân An, huyện Tân Kỳ, Nghệ An đầu tư 3 tỷ đồng xây dựng 4 cơ sở nuôi dê. Với những con dê chất lượng, thị trường tiêu tụ ổn định, anh Tuấn tự tin mình sẽ thắng lớn nhờ loài ăn lộc, lá cho thịt thơm, ngon, ngọt.
Bình luận 0

Bỏ 3 tỷ xây chuồng trại hiện đại nuôi đủ loại dê

Xã Tân An, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An hội tụ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển đàn dê. Những năm gần đây, đàn dê trên địa bàn cũng phát triển mạnh. Trong đó có nhiều hộ gia đình đầu tư tiền tỷ, đưa giống dê lai mới vào nuôi mang lại hiệu quả cao.

Bỏ 3 tỷ nuôi loài ăn lộc lá, thịt ngon ngọt, nói bán là hết, anh nông dân tự tin sẽ thắng lớn - Ảnh 1.

Anh Thái Bá Tuấn ở xã Tân An, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An người đã quyết định đầu tư tiền tỷ để xây dựng chuồng trại hiện đại, tận dụng nguồn thức ăn dồi dào để nuôi dê. Ảnh: N.T

Trong đó, gia đình anh Thái Bá Tuấn người đã bỏ gần 3 tỷ đồng xây dựng 4 cơ sở nuôi dê. Tổng đàn dê của anh Tuấn giao động từ 600 đến 700 con. 

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường anh Tuấn nuôi đủ các loài dê khác nhau với nhiều hình thức từ 100% chăn thả, bán chăn thả hay nuôi nhốt.

Đặc biệt, mới đây anh Tuấn đầu tư hệ thống chuồng trại khang trang, hiện đại. Trong đó, hệ thống xử lý chất thải tại các cơ sở đều được chuẩn hóa. 

Đồng thời, anh Tuấn lắp đặt hệ thống phun sương trên mái để chống nóng, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Sau đó, anh đầu tư 1,5 tỷ đồng mua giống dê boer đầu xô về nuôi nhốt.

Thời gian đầu tiên khi được vận chuyển từ vùng khác về, giống dê này tỏ ra chưa thích nghi kịp với thời tiết, nước và nguồn thức ăn nên bị đau bụng, tiêu chảy. Chỉ sau một thời gian ngắn, với kinh nghiệm của mình, anh Tuấn khắc phục những khó khăn này.

Bỏ 3 tỷ nuôi loài ăn lộc lá, thịt ngon ngọt, nói bán là hết, anh nông dân tự tin sẽ thắng lớn - Ảnh 2.

Hệ thống chuồng nuôi dê được anh Tuấn xây dựng hiện đại, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Ảnh: N.T

Đặc điểm của giống dê boer đầu xô là dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là lộc lá có rất nhiều ở cùng miền núi xã Tân An. 

Ngoài ra anh Tuấn còn bổ sung thêm các loại thức ăn: cỏ, ngô xay, tinh bột ngô ủ men vi sinh để đảm bảo đàn dê được ăn đủ chất dinh dưỡng, sinh trưởng tốt, chất lượng thịt luôn thơm ngon.

Bỏ 3 tỷ nuôi loài ăn lộc lá, thịt ngon ngọt, nói bán là hết, anh nông dân tự tin sẽ thắng lớn - Ảnh 3.

Anh Tuấn đưa loài dê mới về nuôi tại xã Tân An, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cho hiệu quả cao. Ảnh: N.T

Trong thời gian chăm sóc, anh lựa chọn những con dê cái sinh sản tốt để làm giống, còn lại là nuôi dê thịt. 

Dê cái là sau 4 tháng sinh sản 1 lứa, nên đàn dê ngày càng đông đúc. Để thuận lợi cho việc chăm sóc, anh xây dựng thêm 3 cơ sở chăn nuôi tại 3 hộ, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Trung bình mỗi tháng, anh Tuấn xuất chuồng khoảng 2 tấn dê thương phẩm và cung ứng con giống cho các hộ nuôi dê trên địa bàn. Thu nhập từ bán dê thương phẩm, dê giống giúp anh Tuấn có hàng trăm triệu đồng.

Bỏ 3 tỷ nuôi loài ăn lộc lá, thịt ngon ngọt, nói bán là hết, anh nông dân tự tin sẽ thắng lớn - Ảnh 4.

Anh Tuấn ở xã Tân An, huyện Tân Kỳ, Nghệ An nuôi đủ các loài dê khác nhau với nhiều hình thức từ 100% chăn thả, bán chăn thả hay nuôi nhốt. Ảnh: N.T

Đàn dê được nuôi chủ yếu bằng các loại lá cây có trong tự nhiên nên thịt thơm, ngon, ngọt được khách hàng rất ưa chuộng. 

"Các nhà hàng trong và ngoài tỉnh tiêu thụ rất mạnh, nên nhu cầu dê thịt cao, có bao nhiêu cũng bán hết. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tôi còn xây dựng thêm lò mổ dê, cung ứng thịt cho các nhà hàng phục vụ đám cưới, hội nghị. Mình làm uy tín, chất lượng, nên rất được tin tưởng. Khách hàng họ tự bảo nhau, liên hệ đặt hàng thường xuyên", anh Tuấn chia sẻ. 

Anh Tuấn cũng tự tin mình sẽ thắng lớn khi đầu tư nuôi loài chuyên ăn lộc, lá này.

Phát triển đàn dê, hướng đi giúp người dân thoát nghèo, làm giàu

Đàn dê trên địa bàn xã Tân An, huyện Tân Kỳ, Nghệ An đang phát triển mạnh. Nhiều gia đình bắt đầu đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại tăng quy mô đàn dê. Đàn dê cũng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê cũng được thành lập ở xã Tân An, huyện Tân Kỳ. Bước đầu tổ hội nghề nghiệp có sự tham gia của 13 thành viên. Tổng đàn dê của các thành viên trong tổ hội khoảng 1.300 con.

Thông qua hoạt động của tổ hội nghề nghiệp các thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi dê. Qua đó, các thành viên có thể mở rộng, tăng lượng đàn dê. Đồng thời, các thành viên phối hợp với nhau mở rộng liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, con giống để tăng hiệu quả kinh tế.

Bỏ 3 tỷ nuôi loài ăn lộc lá, thịt ngon ngọt, nói bán là hết, anh nông dân tự tin sẽ thắng lớn - Ảnh 5.

Thức ăn của đàn dê chủ yếu là các loại lộc, lá có sẵn tại xã Tân An, huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Nhờ thế thịt dê luôn thơm, ngon, ngọt được khách hàng rất ưa chuộng. Ảnh: N.T

Bỏ 3 tỷ nuôi loài ăn lộc lá, thịt ngon ngọt, nói bán là hết, anh nông dân tự tin sẽ thắng lớn - Ảnh 6.

Hiện tại, đàn dê ở xã Tân An huyện Tân Kỳ, Nghệ An đang phát triển mạnh. Xã Tân An cũng đã thành lập tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê. Ảnh: N.T

Ông Đậu Quang Tiến Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh An, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cho biết: Hiên tại có nhiều gia đình đã đầu tư nuôi dê lai với quy mô lớn. Hội Nông dân xã Tân An cũng tích cực hỗ trợ nông dân trong quá trình phát triển đàn dê. 

Trong đó, Hội Nông dân xã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê, tham quan các mô hình hiệu quả cao, cách xây dựng chuồng trại. Đồng thời, hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay để có thể đầu tư phát triển đàn dê với số lượng lớn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem