Bộ ba Google, Facebook, Twitter bước vào "trận chiến mới"
Bộ ba Google, Facebook, Twitter bước vào "trận chiến mới"
Huỳnh Dũng
Thứ tư, ngày 24/03/2021 13:47 PM (GMT+7)
Các thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ cho CEO các gã công nghệ khổng lồ bước vào một trận chiến mới, liên quan đến việc lan truyền thông tin sai lệch trên nền tảng của họ, vốn là chủ đề nóng bỏng trong mùa đại dịch và cuộc bầu cử Mỹ vừa qua.
Theo đó, các nhà lãnh đạo của Facebook, Twitter và Google sẽ trở lại ghế nóng quốc hội Mỹ để thảo luận về thông tin sai lệch lan truyền trên các nền tảng của họ.
Đây không phải là lần đầu tiên Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey và Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai bị các nhà lập pháp phanh phui về cách họ kiểm duyệt nội dung sai lệch, nhưng chính đại dịch Covid-19 và mùa bầu cử Mỹ vừa qua đã gây chú ý lớn hơn về chủ đề nóng bỏng này.
Ở cuộc điều trần sắp tới, các nhà lập pháp Hoa Kỳ sẽ xem xét quy định mới có thể gây áp lực nhiều hơn lên các nền tảng trực tuyến để thực hiện tốt hơn công việc chống dối trá về nội dung thông tin sai lệch lan truyền.
Tiểu ban Hạ viện về truyền thông và công nghệ Mỹ và tiểu ban Hạ viện về bảo vệ người tiêu dùng và thương mại Mỹ sẽ phối hợp chung tay tổ chức phiên điều trần chung này.
"Quá lâu rồi, các công ty công nghệ lớn đã không thừa nhận vai trò của họ trong việc bồi đắp và đẩy mạnh ngăn chăn thông tin sai sự thật cho khán giả trực tuyến của mình. Sự tự chủ động điều chỉnh của ngành đã thất bại. Chúng ta phải bắt đầu công việc thay đổi các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy các công ty truyền thông xã hội ngừng ngay việc quảng bá thông tin sai lệch", Chủ tịch Ủy ban Năng lượng và Thương mại Frank Pallone Jr. (D-New Jersey), Chủ tịch Tiểu ban Truyền thông và Công nghệ Mike Doyle (D-Pennsylvania) và Chủ tịch Tiểu ban Thương mại và Bảo vệ Người tiêu dùng Jan Schakowsky (D- Illinois) cùng chung nhận định.
Những gì được mong đợi?
Facebook, Google và Twitter có thể sẽ tự công khai vạch ra tất cả các bước họ sẽ thực hiện để hạn chế sự lan truyền của thông tin sai lệch trong thời gian tới, và chưa rõ điều đó có đủ để làm hài lòng các nhà lập pháp Mỹ hay không.
Ngoài ra, ông lớn Apple trong thời gian gần đây liên tục vướng vào các vụ kiện vi phạm bản quyền bằng sáng chế. Mới đây, Apple bị buộc phải trả 308,5 triệu USD cho Personalized Media Communications, sau khi bồi thẩm đoàn liên bang ở Marshall, Texas quyết định rằng, gã khổng lồ công nghệ này đã vi phạm một bằng sáng chế liên quan đến quản lý quyền kỹ thuật số.
Tổ chức Personalized Media đã kiện cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế của mình, với công nghệ bao gồm FairPlay được sử dụng để phân phối nội dung mã hóa từ các ứng dụng iTunes, App Store và Apple Music. Apple cho biết, họ rất thất vọng với phán quyết này và sẽ tiếp tục kháng cáo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.