Trận đấu năm 1984 ấy, đó là ở vòng bán kết. Sau 90 phút hoà 1-1, Bồ Đào Nha còn vượt lên dẫn trước ở phút 98; nhưng rồi 2 bàn thắng của Domergue và huyền thoại Michel Platini ở phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai giúp Pháp thắng 3-2 kịch tính, vào chung kết và rồi lên ngôi vô địch-chức vô địch châu Âu đầu tiên trong lịch sử. Nỗi đau của "Brazil châu Âu" chưa dừng lại ở đó. Cũng là trận bán kết, cũng là Euro. Năm 2000, thế hệ vàng của Bồ Đào Nha vượt lên dẫn trước, nhưng rồi lại bị gỡ hoà và buộc phải đá thêm giờ. Hiệp phụ, Zinedin Zidane ghi bàn từ chấm 11m, đưa Pháp vào chung kết, và lần thứ hai lên ngôi vô địch châu Âu.
Một kịch bản mà nhiều người mong muốn là Bồ Đào Nha sẽ hạ Pháp để lên ngôi vô địch.
Hai lần vô địch châu Âu cho đến nay của Pháp, Bồ Đào Nha đều là bại tướng ở vòng bán kết kéo dài 120 phút. Hai lần vô địch của Pháp, đều có những siêu sao, những huyền thoại của bóng đá thế giới góp mặt., là Platini và Zidane.
Nỗi đau của người Bồ chưa dừng lại ở đó. Cũng tại một trận bán kết khác, World Cup 2006, Pháp lại thắng 1-0, và thế hệ vàng của bóng đá Bồ Đào Nha, đứng đầu là Luis Figo giã từ đội tuyển với bao ước mơ chinh phục dở dang...
Đấy chỉ là 3 trận bán kết thất bại, tính chung cả 10 lần gặp nhau gần đây nhất kể từ năm 1975, Bồ Đào Nha đều nếm trái đắng.
Trận chung kết tới, Bồ Đào Nha bị đánh giá thấp hơn, trước một chủ nhà Pháp hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi: sân nhà, khán giả nhà, chất lượng đội hình tốt hơn, dàn cầu thủ đồng đều, thậm chí cả những ưu ái nhất định của trọng tài. Và đặc biệt, họ rất khát khao lên ngôi, như một phần thưởng nhằm xoa dịu nỗi đau cho người dân Pháp vốn đã chịu quá nhiều mất mát, đau thương bởi những vụ khủng bố đẫm máu liên tiếp trong năm 2015...
Và có một sự thống kê đáng lưu tâm khác, đây là lần thứ ba Pháp vào chung kết Euro. Và 2 lần trước, họ đã lên ngôi vô địch, trong đó có lần ở sân nhà năm 1984. Và kỳ lạ, 2 lần vô địch trước cách nhau 16 năm. Lần thứ ba này, cũng cách lần thứ hai 16 năm. Lại một chu kỳ 16 năm lên ngôi của riêng "Gà trống" Pháp?
Bồ Đào Nha đã 3 lần thất bại ở bán kết các giải đấu lớn. Nhưng lần này là trận chung kết, mà Bồ Đào Nha cũng có lợi thế nhất định. Thứ nhất, họ được nghỉ nhiều hơn 1 ngày-1 ngày rất quan trọng ở một giải đấu đường dài khắc nghiệt. Thứ hai, họ có tâm lý thoải mái hơn, bởi đi đến trận cuối cùng đã là thành công ngoài sự đợi trông. Thứ ba, họ thi đấu ngày càng chặt chẽ, hiệu quả dựa trên lối chơi tập thể coi trọng tính kỷ luật. Thứ tư, họ có siêu sao Cristian Ronaldo có thể tỏ sáng ở những khoảnh khắc, những trận cầu quyết định. Thứ năm, họ có niềm tin vào một chu kỳ lên ngôi kỳ lạ ở Euro-sự lên ngôi sau 12 năm của những đội bóng không được đánh giá là ứng cử viên vô địch, sau Đan Mạch (năm 1992), Hy Lạp (năm 2004).
Và cuối cùng, là những gì diễn ra ở chính kỳ Euro này, khi các đội liên tục tạo lập kỷ lục mới, phá dớp không thắng trước đối thủ đã tồn tại suốt hàng mấy thập niên qua. Mà Bồ Đào Nha thì cũng chưa thắng Pháp ở các giải đấu lớn kể từ năm 1984. Và biết đâu, trên sân vận động Stade de France rạng sáng thứ hai tới, Cristian Ronaldo và các đồng đội sẽ gây ra một "vụ khủng bố" thực sự, oánh đắm đội chủ nhà và lên ngôi, lần đầu tiên trong lịch sử. Ở lần đầu tiên Euro mở rộng lên 24 đội, và sẽ là một nhà vô địch mới toanh.
Trước trận quyết đấu sinh tử, trận cuối cùng đến ngôi vương ở một kỳ Euro phá dớp kỳ lạ, cơ hội cho 2 đội là như nhau. Và Bồ Đào Nha có lên ngôi, Ronaldo sẽ tỏa sáng cũng là điều có thể, mặc cho "báu vật" Griezmann của Pháp có là "Vua phá lưới", là "Cầu thủ xuất sắc nhất giải" đi nữa...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.