Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng:
Vấn đề việc làm của học sinh, sinh viên nói riêng và vấn đề việc làm nói chung chính là yếu tố cung – cầu của thị trường lao động. Trong đó, Bộ GD-ĐT là một bộ phận nằm ở phần “cung” của yếu tố này.
Quan điểm
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo
Những yếu kém đã dẫn đến quy mô tuyển sinh tăng lên trong khi chất lượng đào tạo thấp. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chính trong các yếu kém này.
Trong một thời gian dài qua, mô hình phát triển giáo dục ĐH của Việt Nam hoạt động theo hướng chú trọng về quy mô, chưa phát triển đúng mức về chất lượng.
Nội dung chương trình dạy của các trường mới chỉ xuất phát từ khả năng của mình chứ chưa có những hoạt động thiết thực tổ chức đào tạo theo nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, nội dung đào tạo nhẹ thực hành, nặng kiến thức chưa chú trọng đến phát triển kỹ năng mềm, các hoạt động ngoại khóa.
“Những yếu kém nói trên đã dẫn đến quy mô tuyển sinh tăng lên trong khi chất lượng đào tạo thấp. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chính trong các yếu kém này” – Bộ trưởng Luận nói.
Nói về hướng khắc phục, Bộ trưởng Luận cho rằng, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định hạn chế việc thành lập các trường ĐH, cải tiến các quy định, quy trình cấp phép mở trường, khắc phục tình trạng có trường được cấp phép nhưng chưa đủ điều kiện về giáo viên.
Bên cạnh đó, Bộ đã quy định các trường ĐH có dự án phát triển phù hợp sẽ được cấp phép nhưng sau đó phải cam kết có đủ điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên thì mới được cấp chỉ tiêu đào tạo.
Ngoài ra, đối với các trường mới thành lập, Bộ cũng xem xét các ngành đề xuất đào tạo, ngành nào đã bão hòa thị trường như kinh doanh, ngân hàng, sư phạm…thì không cấp phép đào tạo nữa.
Bộ quyết định đóng và dừng chỉ tiêu tuyển sinh đối với nhiều ngành không đủ điều kiện hoạt động, việc kiểm tra và rà soát sẽ được thực hiện thường xuyên hơn.
Cũng theo Bộ trưởng Luận, Bộ đã kiến nghị lên Thủ tướng chính phủ điểu chỉnh chỉ tiêu phấn đấu từ 400 sinh viên/ 1 vạn dân xuống còn 200 sinh viên/ 1 vạn dân để giảm áp lực đào tạo, phù hợp với mạng lưới và nhu cầu thị trường.
Chưa trả lời được câu hỏi liên quan đến chất vấn của đại biểu trong việc xử lý các bộ phận có tác động trực tiếp làm phát sinh con số 72.000 cử nhân thất nghiệp, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Mỗi năm có khoảng 400.000 người tốt nghiệp ĐH, CĐ, trong 5 năm con số này sẽ lên tới 2 triệu người.
Thống kê này cho thấy, tỷ lệ không có việc làm chỉ là 36%. Vấn đề đào tạo chỉ có thể khớp với thị trường trong thời kỳ bao cấp. Anh học gì, ra trường làm gì do nhà nước phân công. Đối với sự phát triển của thị trường hiện nay, con số này còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố.
Ngành giáo dục là chủ chốt nhưng không phải tất cả, ngoài ra còn có các nhà sử dụng lao động, doanh nghiệp, thiết chế khác tham gia vào thị trường lao động như sàn việc làm, trung tâm xúc tiến việc làm…
Bộ GD ĐT sẽ kiên quyết điều chỉnh nhưng đồng thời các yếu tố trên cũng phải vào cuộc và hoàn thiện thì mới giảm được con số cử nhân thất nghiệp trơng tương lai".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.