Mặc thất nghiệp, không vào ĐH thì… hếtTình trạng cử nhân thất nghiệp đã được cảnh báo từ lâu và vài năm gần đây điều này thành hiện thực khi hàng loạt sinh viên (SV) ra trường không xin được việc làm. Thực tế cùng cực đến mức nhiều cử nhân phải giấu bằng đi làm công nhân, thợ hồ, bán hàng rong… Một nghịch lý khó tin cũng đang diễn ra: nhiều cử nhân và cả thạc sĩ phải “quay ngược đầu” đi học nghề, trung cấp với hy vọng kiếm được việc.
Học sinh đổ về TPHCM trong kỳ tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2013.
Một xã hội thừa thầy thiếu thợ, việc học ĐH đầy rẫy những cấp cập, mối lo đi kèm trước một con đường không mấy sáng sủa. Tấm bằng cử nhân không phải là “thần hộ mệnh” trên con đường nghề nghiệp cho mọi người. Cho dù vậy, nhưng học xong lớp 12, lựa chọn cũng như mong ước của hầu hết học sinh (HS) là tìm được một chỗ tại các trường ĐH, CĐ. Cái chỗ mà có thể 3 - 4 năm sau, các em sẽ phải quay cuồng với bài toán kiếm việc làm.
Nhiều em biết rõ điều đó. Biết rằng, học ĐH ra trường có thể thất nghiệp, không việc làm. Cùng nỗi bất an, biết bao HS vẫn ngày đêm luyện thi ĐH cùng nỗi lo thấp thỏm nếu không đỗ sẽ phải vượt qua cú sốc này như thế nào. Với không ít phụ huynh và HS, dường như đó là lựa chọn duy nhất mà nếu không đạt được đồng nghĩa với việc mọi thứ chấm hết.
PGS.TS Mạc Văn Tiến - Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề cho hay, mỗi năm nước ta có khoảng 1 triệu HS tốt nghiệp THPT thì có tới 80% thi vào các trường ĐH, CĐ và chỉ khoảng 10% các em chọn học nghề. Điều này dẫn đến cơ cấu nguồn nhân lực của chúng ta hết sức bất hợp lý.
Học lực trung bình - khá, mục tiêu của Tr.H. N (HS Trường THPT Hàn Thuyên, TPHCM) là phải vào bằng được vào ĐH dù em không mấy tin tưởng vào khả năng của mình cùng lo ngại sau này học xong không xin được việc làm.
“Nếu không thi ĐH, em không biết sẽ phải làm gì nên chỉ có cách cố gắng hết sức. Bố mẹ đã yêu cầu như vậy, năm nay em thi ngành kinh tế, nếu chưa đỗ thì sau này có thể chọn ngành khác dễ hơn để vào bằng được ĐH bởi em không còn lựa chọn nào khác”, N. nói về áp lực mình đang đối diện. Chắc chắn còn không ít HS khác cũng chung tình cảnh như em N.
Các em là nạn nhân?Lý giải về việc HS chỉ tập trung thi vào vào ĐH, Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa - Phó GĐ ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng điều này không khó hiểu, chương trình giáo dục hiện nay của chúng ta gần như định hướng HS sau THPT chủ yếu để vào ĐH. Với một số nguyên nhân đi kèm: do cơ chế, thủ tục từ tháng 3 hàng năm, các em đã nộp hồ sơ thi ĐH, CĐ, có khi trước cả làm thủ tục thi tốt nghiệp; do tâm lý của phụ huynh, HS chọn ĐH để có cơ hội việc làm, thăng tiến tốt hơn trong tương lai; hệ thống các bậc đào tạo và loại hình đào tạo khác ĐH chưa đảm bảo chất lượng...
Hầu hết học xong 12, các em đều chọn mục tiêu thi vào ĐH, CĐ.
Học ĐH để rồi thất nghiệp - một thực tế sờ sờ nhưng vì đâu HS vẫn cố chen chân vào cũng được đặt ra tại buổi tọa đàm trong chương trình hướng nghiệp - dạy nghề vừa diễn ra tại TPHCM.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TPHCM) phân tích, hầu hết bố mẹ, ông bà người Việt vốn dĩ không có điều kiện ăn học nên đặt khát khao, nguyện vọng rất lớn mong con đổi đời Ngày trước đậu trạng nguyên là đổi đời, mang vinh dự cho về gia đình tạo nên suy nghĩ học cao để thay đổi tồn tại đến ngày ngay.
Ở góc độ xã hội cũng có nhiều bất hợp lý, nếu anh không có bằng ĐH thì không được bổ nhiệm vào vị trí nào đó trong khi chỉ cần học trung cấp, cao đẳng đã làm tốt công việc cũng tạo thêm "động lực" vào ĐH của mọi người.
“Các bạn trẻ không có lỗi, họ là sản phẩm của gia đình, của một giai đoạn xã hội. Họ đứng giữa ba ngã đường và bị giằng xé bởi quá nhiều thế lực gia đình, xã hội, dư luận”, ông Sơn nhấn mạnh và cho hay quan trọng là việc tư vấn hướng nghiệp phải khoa học, đừng tư vấn sai để rồi cổ súy cho một xu hướng không thực sự phù hợp với sự phát triển của xã hội. Và chính các em HS cũng cần vượt qua những áp lực để chọn cho mình lối đi phù hợp nhất với khả năng, đam mê, điều kiện.
Thế hệ trẻ thay vì chọn những con đường phù hợp để khẳng định năng lực, phẩm chất của mình thì lại rơi vào vòng xoáy ĐH - dốc sức để khoác lên mình một chiếc áo không phù hợp với bản thân và xã hội đang dư thừa. Việc đào tạo không đúng người, đúng nhu cầu dẫn đến sự lãng phí cùng với những bi kịch cá nhân và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia.
“Chương trình học nặng về thi cử, tâm lý chuộng bằng cấp của chúng ta
đang được tiếp tay khi các trường ĐH mở ra ồ ạt mà chất lượng lại không
đảm bảo. Chúng ta có tội với thế hệ trẻ khi các em phải vào đời với sự
ảo tưởng về bản thân. ” - giảng viên một trường ĐH ở TPHCM
“Mọi
người nói rất nhiều rằng ĐH không phải là con đường vào đời duy nhất.
Nhưng ngoài con đường đó, HS đang rất thiếu môi trường, điều kiện tiếp
cận để ước mơ, lựa chọn những con đường khác. Hầu hết HS chúng em học
chỉ có mỗi mục tiêu vào ĐH” - em Phụng Bội Bình, HS Trường THPT Trần
Khai Nguyên, TPHCM
|
Dân Trí (Theo Dân Trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.