Bộ GTVT đề xuất sáp nhập và giải thể một số vụ: Những vụ nào bị "xoá sổ"?

Thế Anh Thứ sáu, ngày 22/07/2022 07:58 AM (GMT+7)
Sau khi đề xuất tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành 2 Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam, Bộ GTVT tiếp tục đề xuất sáp nhập và giải thể một số vụ.
Bình luận 0

Sẽ sáp nhập giải thể một số vụ thuộc Bộ GTVT

Theo nội dung trong dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, Bộ GTVT đã trình Chính phủ đề xuất sáp nhập Vụ Khoa học - Công nghệ với Vụ Môi trường thành Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường.

Bộ GTVT đề xuất sáp nhập và giải thể một số vụ - Ảnh 1.

Trụ sở Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Ảnh: Thế Anh

Ngoài những vụ nêu trên, Bộ GTVT tiếp tục đề xuất sáp nhập Vụ Đối tác công tư (PPP) vào Vụ Kế hoạch - Đầu tư.

Đáng chú ý, Bộ GTVT giải thể Vụ An toàn giao thông và chuyển nhiệm vụ quản lý kết cấu hạ tầng về Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, chuyển nhiệm vụ về vận tải về Vụ Vận tải.

Đối với Vụ Quản lý doanh nghiệp do đang là đầu mối chủ trì, giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước trực thuộc. Sau khi hoàn thành việc tái cơ cấu các doanh nghiệp sẽ được Bộ nghiên cứu sắp xếp.

Những vụ được Bộ GTVT duy trì hoạt động gồm có Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Văn phòng.

Về những vấn đề liên quan tới việc tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành 2 Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam, Bộ GTVT tổ chức lại sẽ giảm 5 cục trực thuộc.

Cùng với đó, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ chuyển nguyên trạng về Cục Đường bộ.

Bộ GTVT đề xuất sáp nhập và giải thể một số vụ - Ảnh 2.

Việc tách, sáp nhập một số vụ sẽ giảm được một số khâu trung gian về thủ tục cũng như triển khai dự án. Ảnh: Thế Anh

Theo Lãnh đạo Bộ GTVT, việc thành lập Cục Đường bộ cao tốc không chỉ với vai trò quản lý nhà nước về đường bộ mà còn quản lý về đầu tư, xây dựng khai thác, vận hành đường cao tốc. Đặc biệt, khi tách Tổng cục Đường bộ đã giảm được khâu trung gian và giảm được 4 cục. 

Hiện, 6 cục tiếp tục duy trì gồm: Cục Hàng hải, Hàng không, Đường sắt, Đường thủy nội địa, Đăng kiểm, Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông. Cục Y tế giao thông - vận tải sẽ sắp xếp sau khi bàn giao 16 cơ sở y tế về địa phương quản lý.

Trước đó, trao đổi với PV Dân Việt, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện bay tỏ tiếc nuối khi Tổng cục phải thay đổi mô hình hoạt động.

Đã có các ý kiến về việc bất cập khi tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành 2 Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam, ông Huyện khẳng định: "Việc tách Tổng cục có bất cập".

Theo ông Huyện, thực tế, Tổng cục đang quản lý lĩnh vực đường bộ rất tốt, nếu tách thành 2 Cục thì công việc cũng chỉ có như thế nhưng lại do 2 cục quản lý.

Như thế, sẽ rất lãng phí về nhân lực quản lý. Đặc biệt, là sẽ có những bất cập khi luân chuyển cán bộ từ địa phương này sang địa phương khác.

"Sau khi có đánh giá tác động về việc tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành 2 Cục sẽ có nhiều người bỏ việc", ông Huyện nói.

Ông Huyện cho biết: "Bộ GTVT đã trình Chính phủ đề án tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tôi thấy đề án này khá vội vàng khi chưa có đánh giá tác động về việc này. Trong khi đề án tách Luật giao thông đường bộ, Bộ Công an và Bộ GTVT đã phải mất tới 3 năm để đánh giá, sau đó mới gửi tới Chính Phủ và Quốc hội.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem