Bộ lạc cổ Sicels với những phong tục thờ cúng thần linh khác lạ

Thứ sáu, ngày 25/06/2021 07:12 AM (GMT+7)
Truyền thống văn hóa và tôn giáo của người Sicels chịu nhiều ảnh hưởng từ thần thoại Hy Lạp nhưng được họ làm cho phong phú hơn, đặc biệt là qua các nghi thức thờ cúng thần linh.
Bình luận 0
img

Du khách tham quan di tích nhà hát Hy Lạp Taormina ở Sicily. (Ảnh: visitsicily.info)

Nghi thức thờ "cặp song sinh thần thánh" Palici của bộ lạc Sicels

Sicels (tiếng Latin gọi là Siculi, tiếng Hy Lạp cổ đại gọi là Sikeloi) là một bộ lạc người Italia cổ, sinh sống ở miền đông Sicily từ thời kỳ đồ Sắt (thế kỷ 8 trước Công nguyên tại Trung Âu, thế kỷ 6 trước Công nguyên tại Bắc Âu).

img

Văn hóa và truyền thống của Sicily cũng đầy màu sắc như lịch sử rất có sức mê hoặc của nó, với dấu ấn của từ những bộ lạc sơ khai tới những tộc người Hy Lạp, La Mã Cổ đại… (Ảnh: Sicilyshortstay)


Bộ lạc Sicels được cho là đã đặt tên cho đảo Sicily, tên đó vẫn tồn tại suốt từ thời Cổ đại tới nay. Sicily (còn gọi là Sicilia) là vùng hành chính tự trị của Italia, bao gồm đảo Sicily lớn nhất Địa Trung Hải và một số đảo nhỏ xung quanh.

Bộ lạc Sicels cũng nhanh chóng hòa nhập vào nền văn hóa Magna Graecia - "Đại Hy Lạp" là tên các khu vực ven biển miền nam Italia trên vịnh Tarentine, vốn bị những người định cư Hy Lạp thời cổ chiếm làm thuộc địa.

img

Thủ phủ Palermo của Sicily. (Ảnh: worldatlas)

Một đặc trưng tôn giáo của bộ lạc Sicels là sự sùng bái Palici (cặp Nam Thần bản địa bảo trợ cho nông nghiệp và hàng hải). Nghi thức này được cho là do ảnh hưởng bởi thần thoại Hy Lạp, vốn có thể bắt nguồn từ thần thoại Ấn - Âu cổ về "Cặp song sinh thần thánh".

Bộ lạc cổ Sicels với những phong tục thờ cúng thần linh khác lạ - Ảnh 1.

Một trong những bãi biển ngoạn mục của Sicily. (Ảnh: romantiqueandrebel)

Liên quan tới tục thờ cúng Palici có một hồ nước và đền thờ ở gần sông Symaethus (được nhân cách hóa như "Thần Sông"). Đồng thời tại đền thờ cha của Palici là Thần Lửa Adranus, bộ lạc Sicels cũng luôn gìn giữ một ngọn lửa vĩnh cửu.

Nghi thức "mại dâm linh thiêng" của bộ lạc Sicels

Người Sicels cũng tôn thờ Nữ Thần Hybla (còn gọi là Hyblaea) - vị thần mà ngày nay có 3 thị trấn được đặt tên theo và có một khu bảo tồn tại thành phố cổ Hybla Gereatis của Sicily.

img

Du khách tham quan Favignana - điểm du lịch bao gồm 3 hòn đảo thuộc quần đảo Aegadian ở miền nam Italia, cách bờ biển Sicily khoảng 18km về phía tây. (Ảnh: romantiqueandrebel)

Hybla là Nữ Thần nguyên thủy của người Sicels, tượng trưng cho sự dồi dào và màu mỡ, gắn liền với núi lửa, bùn và suối khoáng. Động đất và hoạt động của núi lửa được hiểu là để chỉ ra khả năng sinh sản của Trái Đất, tương tự như các cơn co thắt và đau đớn khi sinh con. Các đền thờ nữ Thần Hybla cũng là "trung tâm" bói toán và "giải mã" giấc mơ rất được bộ lạc Sicels tín nhiệm.

Đồng thời truyền thuyết về Henna - kẻ cưỡng bức Proserpine - được cho là cũng bị ảnh hưởng từ thần thoại Hy Lạp (về chuyện Thần Hades bắt cóc Proserpine - con gái của Thần Zeus và nữ Thần Nông nghiệp Demeter - đưa về âm phủ làm vợ). Dấu vết về đức tin tôn giáo này của bô lạc Sicels xem ra sau đó vẫn tồn tại qua nghi thức "mại dâm linh thiêng" tại khu bảo tồn Aphrodite ở núi Eryx (phía tây Sicily).

img

Tranh vẽ mô tả nghi thức "mại dâm linh thiêng". (Ảnh: intimtips)

Aphrodite Paphia là khu bảo tồn Aphrodite - nữ Thần Tình yêu, sắc đẹp, niềm vui và phồn thực - tọa lạc tại nơi được tin là diễn ra sự ra đời huyền thoại của Aphrodite. Nơi đây được coi như "Thánh địa" và từng là điểm hành hương nổi tiếng thời Cổ đại.

Tổ chức xã hội của bộ lạc Sicels mang tính bộ lạc, với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp. Có bằng chứng cho thấy bộ lạc Sicels từng có một số phong tục mẫu hệ vốn là điều không được chấp nhận ở các nhóm Ấn - Âu khác trong khu vực.

img

Một nghĩa trang điển hình của bộ lạc Sicels. Người đã khuất được chôn trong những khoảng trống khoét sâu vào sườn núi đá. (Ảnh: americaveritas)



Linh Quyên (Britannica, Theodora)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem