Bỏ nghề báo, chàng trai Hà Nội về quê lập HTX bỏ 3 tỷ trồng dưa lưới, mỗi năm thu hơn 2,1 tỷ đồng

Minh Ngọc Thứ hai, ngày 28/09/2020 06:30 AM (GMT+7)
DANVIET.VN. Mạnh dạn bỏ ra cả tỷ đồng để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với mô hình trồng dưa lưới và măng tây, anh Phan Đức Bình, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã bắt đầu thu trái ngọt. Cách làm của anh rất độc đáo: Bón thêm sữa tươi, mật ong cho cây để cho ra chất lượng dưa đặc sản.
Bình luận 0

Mô hình trồng dưa lưới của HTX nông nghiệp công nghệ cao Quyết Tiến (xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Anh Phan Đức Bình, Giám đốc HTX nông nghiệp công nghệ cao Quyết Tiến cho biết, trước đây, anh công tác tại một cơ quan báo chí, tuy nhiên, do bản thân muốn thử sức với ngành nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm sạch, chất lượng. Tháng 9/2019, anh đã cùng một số người bạn thành lập ra HTX nông nghiệp công nghệ cao Quyết Tiến. Trong đó, trồng chủ lực là dưa lưới và măng tây.

Hiện nay, HTX đã có 8 thành viên, với tổng diện tích 3ha, riêng khu nhà lưới trồng dưa rộng 6.000m2 và 3.000m2 trồng măng tây.

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 2.

Hệ thống nhà màng trồng dưa lưới của anh Bình có ưu điểm vượt trội, giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn để sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.

Để đầu tư tiền tỷ xây dựng mô hình trồng nông nghiệp công nghệ cao, anh Bình nung nấu từ nhiều năm trước. Anh Bình chia sẻ, ban đầu xem sách báo thấy có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao làm ăn hiệu quả, nên anh rất hứng thú. Nhưng để chọn trồng cây gì có hiệu quả nhất, đặc biệt trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, lại mất khá nhiều thời gian.

Trước khi xây dựng mô hình trồng dưa lưới và măng tây, anh Bình đều lặn lội vào các tỉnh phát triển nông nghiệp cao để tìm tòi, học hỏi. Sau thời gian học hỏi tại các mô hình trồng dưa lưới, cuối năm 2019, anh đã quyết tâm đầu tư trồng dưa lưới trong nhà màng ở vùng đất gò đồi Sóc Sơn.

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 3.

Nhờ chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng nên dưa lưới của anh Bình luôn phát triển tốt

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 4.

Anh Phan Đức Bình (áo đen, bên trong) giới thiệu về mô hình dưa lưới công nghệ cao.

Anh Bình cho hay, việc trồng dưa lưới trong nhà màng có nhiều ưu điểm, như: quản lý cây trồng tốt hơn, giúp che mưa và ngăn côn trùng xâm nhập, nông dân giảm chi phí do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm sản phẩm sạch và bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng. 

Tuy nhiên, việc trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có những khó khăn nhất định. Đó là vốn đầu tư tương đối lớn, việc phát triển mô hình trồng dưa lưới đòi hỏi công chăm sóc phải tỉ mỉ và đặc biệt là phải theo dõi, thụ phấn cho cây đúng thời gian cây vừa ra hoa.

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 5.

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 6.

Chỉ sau 75 ngày trồng, vườn dưa thu hoạch, trọng lượng từ 1,2 - 1,6 ký mỗi trái.

Với số vốn đầu tư ban đầu cả tỷ đồng, nhà màng được thiết kế để có sức chịu đựng được gió giật cấp 10 và dễ dàng kéo cuộn lại nếu gặp bão lớn đổ bộ. Hệ thống nước tưới, phân bón hữu cơ đều được nhập khẩu theo công nghệ Đức, Israel.

Về kỹ thuật trồng dưa lưới, anh Bình cho biết, dưa lưới từ khi trồng đến thu hoạch 75 ngày, mỗi năm trồng 3 vụ. 1.000m2 có thể cho năng suất 3 tấn, trọng lượng từ 1,2 - 1,6 kg/trái, mỗi trái bán với giá trung bình 50.000 đồng/kg.

Sau khi xuống giống, cây dưa lưới được xếp thành hàng và treo dây cố định; giai đoạn ra hoa sẽ tiến hành thụ phấn thủ công. Mỗi cây chỉ để lại 1 trái, tỉa hết cành nách tạo sự thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Khi trái có đường kính 2-4 cm (khoảng 40 ngày sau trồng) thì hãm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

“Dù vốn đầu tư ban đầu theo mô hình tương đối cao nhưng bù lại, dưa cho năng suất, chất lượng trái tốt, bán được giá nên khả năng thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh. Chỉ cần 3 vụ dưa trúng mùa, được giá, người trồng có thể thu hồi vốn, thậm chí có lãi” - anh Bình nói.

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 7.

Hệ thống đo nhiệt độ bên trong vườn dưa.

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 8.

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho dưa lưới của HTX nông nghiệp công nghệ cao Quyết Tiến.

Theo tính toán của anh Bình, với diện tích 6.000m2, mỗi vụ sẽ cho thu hoạch từ 15 đến 20 tấn dưa, thu về khoảng trên 700 triệu đồng/vụ. Hiện tại, dưa lưới được nhập cho các hệ thống cửa hàng hoa quả sạch trên địa bàn Hà Nội.

Còn đối với măng tây, theo anh Bình cho biết, thì đây là vụ đầu tiên HTX đưa vào trồng nên sản lượng sẽ chưa thể đạt tối đa.

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 9.

Anh Phan Đức Bình, Giám đốc HTX nông nghiệp công nghệ cao Quyết Tiến (thứ 2, từ bên trái) đang giới thiệu về mô hình trồng dưa lưới.

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 10.

Anh Bình chia sẻ: "Đối với tôi, trồng dưa lưới không khó, cái khó là nguồn vốn đầu tư, nếu kiên trì, bền bỉ, chịu khó thì mô hình trồng dưa lưới mới đem lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, tôi còn quan tâm đến khâu chọn giống và học hỏi thêm trên internet những tiến bộ khoa học - kỹ thuật".

Ngoài ra, việc sử dụng phương thức tưới nước nhỏ giọt còn cho chất dinh dưỡng từ phân bón, lượng nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí nguồn nước tưới.

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 11.

Độc đáo: dùng sữa, vỉ mật tưới cho cây dưa lưới, cây nào cũng cho quả to, ngọt, một trang - Ảnh 12.

Bạn Giáp Thùy Linh, cán bộ kỹ thuật của HTX nông nghiệp công nghệ cao Quyêt Tiến giới thiệu về phương pháp làm ngọt tự nhiên cho dưa lưới từ sữa và vỉ mật.

Tuy nhiên, việc trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có những khó khăn nhất định. Đó là vốn đầu tư tương đối lớn, việc phát triển mô hình trồng dưa lưới đòi hỏi người trồng phải biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất mới để cho một vụ dưa đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Mô hình trồng dưa lưới của anh Bình luôn tuân thủ quy trình được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, bồn cây, theo dõi quá trình sinh trưởng, nước tưới cho đến khi dưa được thu hoạch. 






 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem