Bộ NNPTNT - FAO hợp tác xây dựng nền nông nghiệp mới

P.V Thứ năm, ngày 16/12/2021 15:30 PM (GMT+7)
Tại Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) với chủ đề “Đối tác xanh cho một nền nông nghiệp mới” tổ chức sáng 16/12, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan và Trưởng Đại diện FAO Rémi Nono Womdim đã ký kết Khung chương trình hợp tác Việt Nam - FAO giai đoạn 2022-2026.
Bình luận 0

Ngành nông nghiệp không thể đứng một mình

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, để ngành nông nghiệp và PTNT tiếp tục đạt được các mục tiêu về duy trì tăng trưởng, khả năng cạnh tranh đồng thời đảm bảo các mục tiêu về an ninh lương thực vào năm 2030 và tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn 2050 đòi hỏi Bộ phải tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa.

Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số,..

Bộ NNPTNT - FAO hợp tác xây dựng nền nông nghiệp mới  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan và Trưởng Đại diện FAO Rémi Nono Womdim đồng chủ trì Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) với chủ đề “Đối tác xanh cho một nền nông nghiệp mới” tổ chức sáng 16/12. Ảnh: P.V

"Để chuyển mình thay đổi, ngành nông nghiệp không thể tự đứng một mình, làm một mình mà cần có sự chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ của các bộ, ban ngành trung ương và địa phương và đặc biệt là sự đồng hành và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để xây dựng nên đối tác xanh cho một nền nông nghiệp mới" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định: Với “tư duy đổi mới” và “cùng hành động”, ngành NNPTNT Việt Nam sẽ thực hiện được khát vọng về một nền nông nghiệp sinh thái, tiên tiến, tích hợp đa giá trị, kết hợp hài hoà tài nguyên bản địa, bản sắc văn hoá, niềm tin xã hội với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, vươn tầm để đủ sức trở thành “thước đo mức độ bền vững của quốc gia”.

Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện FAO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Những cam kết chính trị và quan hệ đối tác chiến lược với các bên liên quan chính là yếu tố then chốt cho việc chuyển đổi sang các hệ thống lương thực thực phẩm xanh và các-bon thấp”.

FAO sẽ tiếp tục hỗ trợ việc chuyển đổi các hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng hiệu quả hơn, bao trùm hơn, thích ứng tốt hơn và bền vững hơn, đồng thời không để một người Việt Nam nào bị bỏ lại phía sau.

Hướng đến nền nông nghiệp xanh

Hội nghị toàn thể Chương trình Hỗ trợ quốc tế (ISG) là một sự kiện cấp cao được tổ chức thường niên giữa Bộ NNPTNT với các đối tác nước ngoài để cùng trao đổi, chia sẻ các định hướng chính sách, các ưu tiên của hai bên nhằm đẩy mạnh hợp tác và tăng cường điều phối các nguồn lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam.

Từ năm 2002 đến nay đã có 19 Hội nghị toàn thể được tổ chức với các chủ để khác nhau dựa trên các ưu tiên của Bộ cần trao đỏi tham vấn tại thời điểm tổ chức. 

Năm 2021 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam khi hậu quả của dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020 vẫn chưa khắc phục xong thì dịch lại tiếp tục bùng phát mạnh trên phạm vi cả nước, nhiều địa phương đã phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Giãn cách kéo dài gây đình trệ sản xuất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. 

 Trong bối cảnh chung, ngành nông nghiệp cũng phải đối măt với những khó khăn do đại dịch gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. 

Tuy nhiên, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi và các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả của ngành nên tính cho đến hết quý 3/2021, nông nghiệp vẫn đạt mức trưởng dương và vẫn tiếp tục thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. 

Bộ NNPTNT - FAO hợp tác xây dựng nền nông nghiệp mới  - Ảnh 2.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Trưởng đại diện FAO Rémi Nono Womdim ký kết Khung chương trình hợp tác Việt Nam - FAO giai đoạn 2022-2026. Ảnh: P.V

Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về Hệ thống lương thực thực phẩm vừa diễn ra hồi tháng 9, trong bài phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh đến việc cần phải chuyển đổi tăng trưởng nông nghiệp sang “tích hợp đa giá trị” bao gồm cả giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa, cảnh quan, môi trường; đầu tư 2 phát triển đồng bộ hạ tầng nông nghiệp; chuyển đổi số gắn liền với đổi mới chính sách, thể chế; hình thành các mạng lưới đổi mới, sáng tạo và mở rộng hợp tác quốc tế.

 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Chính phủ ban hành ngày 1/10/2021 cũng đã giao Bộ NNPTNT phải xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, ít phát thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, thông minh thích ứng với khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp xanh, xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng xanh, bền vững với các mô hình làng sinh thái, làng thông minh thích ứng với khí hậu. 

Mới đây nhất tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh, từ 31/10-13/11/2021,Việt Nam cũng đã đăng ký tham gia một loại các sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị bao gồm: Đổi mới nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu; Trung tâm đổi mới sáng tạo về công nghệ thực phẩm” và sáng kiến “100 triệu nông dân: chuyển đổi sang hệ thống lương thực không phát thải và thân thiện với môi trường... 

 Nhu vây, trong xu thế phát triển hiện nay, nông nghiệp xanh, ít phát thải và phát triển bền vững hiện đã trở thành mục tiêu mà nhiều quốc gia theo đuổi, trong đó có Việt Nam, bởi đây là đòi hỏi tất yếu của khách quan. Chuyển đổi phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là một bước ngoặt lớn của ngành. 

Trong quá trình chuyển đổi phát triển nông nghiệp xanh, ngành nông nghiệp rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

Cũng tại Hội nghị toàn thể ISG 2020, các đại biểu đã chứng kiến Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Trưởng đại diện FAO Rémi Nono Womdim ký kết Khung chương trình hợp tác Việt Nam - FAO giai đoạn 2022-2026.

Khung hợp tác này thể hiện sự cam kết cao tiếp tục hợp tác giữa Bộ NNPTNT và FAO trong việc thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển bền vững theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, tích hợp đa giá trị.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem