Một tàu đánh cá đang vận chuyển hải sản lên bờ sau một chuyến đánh bắt. Ảnh minh họa: N.H
Đó là thông tin được Văn phòng Bộ NNPTNT đưa ra mới đây.
Theo ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NNPTNT, để đảm bảo thực hiện việc này, Bộ NNPTNT đã điều lực lượng kiểm ngư của Trung ương vào giúp các địa phương hướng dẫn và khuyến cáo ngư dân.
Việc ngưng khai thác hải sản tầng đáy để người tiêu dùng yên tâm hoàn toàn khi ăn hải sản Việt Nam, đặc biệt là hải sản tại bốn tỉnh miền Trung. Bên cạnh đó, không khai thác hải sản tầng đáy trong thời gian này còn để giúp cho các rạn san hô cũng như hệ sinh thái biển từng bước được phục hồi.
Theo đánh giá tổng thể của Bộ NNPTNT, một năm sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, biển ở bốn tỉnh miền Trung đã phục hồi, việc khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản đã trở lại gần như bình thường. Đến nay, chỉ còn hải sản tầng đáy vẫn chưa thể khai thác và nguồn lợi hải sản ven bờ vẫn chưa thể phục hồi được như trước đây.
Môi trường nước biển đã phục hồi tốt nhưng hệ sinh thái biển, như san hô đã bị phá hủy, thì cần đến vài chục năm để phục hồi vì mỗi năm san hô chỉ lớn lên được 2-3 cm.
Liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại, ông Tám cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ đã ba lần ứng kinh phí bồi thường và đã giải ngân đạt được trên 80% cho các tỉnh. Theo kế hoạch, đến tháng 6.2017, về cơ bản sẽ hoàn thành việc giải ngân và bồi thường thiệt hại cho người dân.
Ngọc Hùng (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.