Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tại thảo luận ở tổ về Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) đang xin ý kiến Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết "Đây là dự án đồng bào Đông Nam Bộ, Tây Nguyên chờ đợi. Bộ GTVT rất mừng khi được Chính phủ, Quốc hội quan tâm dành 50% kinh phí tổng mức đầu tư và 50% để kêu gọi doanh nghiệp".
Tư lệnh ngành GTVT cho rằng: "Nếu dự án thành được phê duyệt thực hiện, đây sẽ là tuyến đường đẹp, chắc chắn có hiệu quả lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, kết nối Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM".
Được biết, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) có tổng mức đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước đầu tư 12.770 tỷ đồng, còn lại là nhà đầu tư trúng thầu sẽ bỏ 12.770 tỷ đồng.
Đây là một trong những dự án lớn, có số vốn cao và hạng mục đặc biệt ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội nên khi xin chủ trương của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 lần này nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đại biểu.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án thực hiện theo phương thức PPP, thời gian thu phí 18 năm (không quá dài), dự án đã đảm bảo lãi suất ngân hàng, tỉ suất đầu tư và tương đồng với 3 dự án PPP (đối tác công tư) trên trục Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành và sắp tới sẽ thu phí.
Tại thảo luận Tổ, nhiều đại biểu quan tâm đến hoàn thiện các dự án cao tốc, đặc biệt là hoàn thiện hết giai đoạn 1, 2, nâng cấp các làn đường từ 2 làn lên 4 làn, 6 làn chuẩn cao tốc.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến lo ngại ngành GTVT chưa có kinh nghiệm quản lý các dự án đường cao tốc, tình trạng thiếu trước, hụt sau các trạm dừng nghỉ quy mô lớn tại các đường cao tốc. Nơi có đặt các trung tâm cung ứng nguyên, nhiên liệu, trạm dừng chân nghỉ ngơi, bãi đỗ xe, chở hàng, trạm liên lạc và đặc biệt là việc kết nối các trạm dừng - nghỉ với kinh tế địa phương, thu hút các dự án dân doanh: nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng…
Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết: "Trước đây, khi triển khai cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, chúng ta chưa có kinh nghiệm nhiều trong xây dựng cao tốc, đồng thời chưa quyết định xã hội hóa hay Nhà nước đầu tư trạm dừng nghỉ. Đến cuối giai đoạn 2022, ngay khi nhìn thấy vấn đề, Bộ GTVT làm rất nhanh, xây dựng khung pháp lý đi theo hướng xã hội hoá".
Đến nay, Bộ GTVT đã quy hoạch mạng lưới trạm, ban hành quy chuẩn quốc gia về đường cao tốc, trong đó có trạm dừng nghỉ và thông tư quy định đầy đủ trạm gồm những gì, đặc biệt dành diện tích xây dựng trạm sạc tương đương với thế giới.
Ông Thắng khẳng định: Toàn bộ khu vực cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ có 36 trạm dừng nghỉ. Từ nay đến cuối năm 2025, toàn bộ các tuyến cao tốc, khi đi vào khánh thành và cả những trạm dừng nghỉ của tuyến cao tốc giai đoạn 1 sẽ hoàn thành đầy đủ đồng bộ trạm dừng nghỉ.
Với các tuyến mới, khi đã có quy chuẩn, pháp lý đầy đủ, việc xây dựng trạm dừng nghỉ sẽ rất đơn giản.
Thông tin thêm, Bộ trưởng GTVT cho biết: "Trước mắt, các dự án xây dựng trạm dừng nghỉ nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Khi đấu thầu thử, có trạm thu hút 40 đơn vị tham gia. Có một trạm giá khởi điểm khoảng 120 tỷ đồng nhưng đấu thầu lên hơn 200 tỷ đồng. Đó cũng sẽ là nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước".
Tư lệnh ngành GTVT tự tin nói: "Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc có gì, chúng ta có đầy đủ. Tôi đã chỉ đạo rất kỹ vấn đề trạm sạc điện".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.