Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thực phẩm cuối năm rất dồi dào

Minh Ngọc Chủ nhật, ngày 22/12/2019 16:46 PM (GMT+7)
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định trong thời gian qua, các địa phương đã thực hiện rất nghiêm túc sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tập trung tăng cường sản xuất các loại thực phẩm. Theo đó, sản lượng gia cầm tăng 15%, thủy sản tăng 6%, đại gia súc tăng 4,5%, như vậy lượng tổng thực phẩm cho nhu cầu cuối năm và đầu năm tới rất dồi dào.
Bình luận 0

Phát triển đại gia súc giúp đáp ứng nguồn thịt trong nước

Sáng nay, ngày 22/12 trực tiếp đi kiểm tra công tác chăn nuôi và phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) và chuẩn bị nguồn cung thực phẩm phục vụ Tết tại tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao tỉnh Bắc Giang về khâu tổ chức ứng phó, địa phương đã tập trung các nhóm giải pháp phát triển đàn gia cầm, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Trong khi năm 2019 là năm khó khăn chung của ngành nông nghiệp thì đây là “sức sống” của sản xuất nông nghiệp.

img

Bộ trường Nguyễn Xuân Cường đánh giá rất cao tỉnh Bắc Giang đã quán triệt chặt chẽ đến từng hộ áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi. 

Theo đó, về cơ cấu đàn lợn của tỉnh Bắc Giang là 818.500 con (trong đó, lợn nái 63.000 con, lợn đực giống 490 con, lợn con theo mẹ trên 101.000 con, đàn lợn thịt trên 652.000 con). Nhờ làm tốt công tác an toàn sinh học đến nay dịch bênh cơ bản được khống chế; 221/230 các xã, phường, thị trấn đã qua 30 ngày không phát sinh dịch, tính đến ngày 21/12, toàn tỉnh lợn bị tiêu hủy 276.969 con (khoảng 25% tổng đàn) với tổng trọng lượng 14.690,7 tấn.

“Bắc Giang là địa phương chịu thiệt hại lớn do DTLCP, tuy nhiên tỉnh và các địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt là tiêu độc khử trùng, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, đặc biệt địa phương đã tranh thủ được lợi thế tập trung phát triển đàn đại gia súc”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Trước những diễn biến phức tạp của DTLCP, bằng những biện pháp chăn nuôi ăn toàn sinh học, trang trại lợn của gia đình bà Hoàng Thị Thái (xã Ngọc Châu, Tân Yên, Bắc Giang) Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá rất cao. Hiện tại, với 8.000 con lợn thịt, 1.000 lợn nái đến nay trang trại của bà Thái vẫn “bình yên” giữa “cơn bão” DTLCP.

Trong những vừa qua đã có nhiều thương lái đến hỏi mua lợn nhưng bà Thái đang giữ nuôi để bán vào thời điểm Tết, dự kiến sẽ xuất chuồng 2.000 con (khoảng 300 tấn lợn).

Đến thăm trang trại nuôi gà của gia đình ông Dương Văn Hùng (xã Cao Thượng, huyện Tân Yên, Bắc Giang), gia đình ông Hùng đang nuôi 7.000 con gà mía lai và gà lai chọi, Bộ trưởng đánh giá cao HTX đã thực hiện tốt chỉ đạo kiểm soát tốt dịch bệnh và duy trì chăn nuôi an toàn sinh học, gia tăng sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn nhằm thay thế nguồn thịt lợn đang tăng cao hiện nay.

Trong thời điểm sắp tới, trang trại của ông Hùng sẽ cho xuất chuồng khoảng 10 tấn gà. “Đây là một điều rất đáng mừng trong thời điểm giáp Tết như hiện nay, người dân có thể chuyển sang sử dụng các thực phẩm khác thay thế thịt lợn đang tăng cao như hiện nay”, Bộ trưởng Cường nói.

Nguồn thực phẩm cho Tết còn rất dồi dào

Với đàn gia cầm tăng 15%, thủy sản tăng 6%, đại gia súc tăng 4,5% như hiện nay, để đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho dịp Tết cũng như những tháng sau đó Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương phải thực hiện tốt 3 giải pháp.

img

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đến thăm trang trại nuôi gà của ông Dương Văn Hùng (Tân Yên, Bắc Giang). Bộ trưởng nhấn mạnh "trong thời gian tới cần tiếp tục phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc để đáp ứng được nguồn cung cho những tháng cuối năm với giá thịt lợn đang tăng cao như hiện nay".

Thứ nhất, phải tăng cường sản xuất, đây là giải pháp bền vững và hiệu quả nhất. không chỉ về lợn mà còn là nhiều nguồn thực phẩm khác như gia cầm, thủy sản hay gia súc. Đây không chỉ là đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu.

Thứ hai, tăng cường ngay công tác tài đàn lợn, các địa phương đang làm rất chặt chẽ. Tiếp đó là tăng cường kiểm soát không để tình trạng xuất lậu lợn qua biên giới, đây không chỉ là đảm bảo nguồn cung mà còn đảm bảo an toàn dịch bệnh lây lan từ bên ngoài.

Cuối cùng, Bộ trưởng đề nghị phải đảm bảo được công tác thương mại, nguồn lưu thông, không để tình trạng “găm” hàng, trục lợi.

Về chiến lược lâu dài, người đứng đầu Bộ NNPTNN cũng lưu ý, phải làm sao phát triển hài hòa các nhóm thực phẩm, cơ cấu để đảm bảo an toàn kinh tế, an toàn sinh học, an toàn trước các loại bênh tật, nhưng phải cân đối dinh dưỡng.

"Các công ty chăn nuôi lớn, giữ được nhiều lợn cần làm hạt nhân, dẫn dắt thị trường theo hướng tích cực, không được để giá tăng quá cao vì nếu không sẽ 'gậy ông đập lưng ông', người tiêu dùng quay lưng, nguồn hàng nhập tràn về và các doanh nghiệp khi đó sẽ thua ngay trên sân nhà", ông Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Một giải pháp nữa mà bộ trưởng đưa ra là cần tìm cách giảm các khâu trung gian, rút ngắn khoảng cách từ sản xuất đến tiêu dùng để giảm giá thành.

Ngoài các giải pháp như trên, Bộ trường Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh, điều cần thiết là tìm ra một giải pháp lâu dài, từ 2020 trở đi tìm ra những hướng đi đột phá để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xử lý tốt với các nguy cơ xảy ra dịch bệnh, cụ thể như DTLCP vừa qua.

Qua thời gian tái đàn, lượng lợn của Bắc Giang đã tăng trở lại với số lượng hiện nay vào khoảng 900.000 con, đảm bảo tốt cho nhu cầu thực phẩm cho người dân trong tỉnh. Ngoài ra, mỗi ngày Bắc Giang đang xuất khoảng 400-500 con lợn cho các tỉnh lân cận. Quá trình tái đàn được kiểm soát rất nghiêm ngặt, đơn vi tổ chức thẩm định và hướng dẫn kỹ các điều kiện cần thiết cho các cơ sở chăn nuôi có khả năng tái đàn. Theo ông Tùng, trước tình hình dịch tả, tỉnh đã sớm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, trong đó tập trung vào phát triển đàn gia cầm với số lượng xấp xỉ 17 triệu con, tăng 7-8% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh vào khoảng 40%, phần còn lại được xuất đi các tỉnh ở miền Bắc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem