Hiệu quả vượt trội
Hiện tại đang thời vụ trồng khoai tây ở Thái Bình, vụ đông năm nay Thái Bình phấn đấu trồng trên 4.000ha khoai tây với 2 giống chủ lực solara và marabel, khoai tây thuộc nhóm cây ưa lạnh, thời gian sinh trưởng ngắn (85 - 90 ngày) có giá trị kinh tế cao, thích hợp trên đất thịt nhẹ pha cát, tầng đất canh tác dày > 15cm, tốt nhất là những chân ruộng, sau thu hoạch lúa vụ mùa.
Thu hoạch khoai tây tại xã Vũ Phúc, TP.Thái Bình. Ảnh: T.L
Phân bón thúc ĐYT NPK 13.3.10 + TE có thành phần dinh dưỡng: N13%, P2O5 3%; K2O 10%, vôi 5%; MgO 1%; SiO2 8%; S 3%; B, Zn … Tổng dinh dưỡng 40%.
Phân bón ĐYT NPK 5.10.3 có hàm lượng dinh dưỡng N5%, P2O5 10%; K2O 3%, vôi 15%; MgO 9%; SiO2 15%; S 2%; B, Zn … Tổng dinh dưỡng 58%.
Phân bón ĐYT NPK 10.7.3 có hàm lượng dinh dưỡng: N10%, P2O5 7%; K2O 3%, vôi 5%; MgO 6%; SiO2 11%; S 3%; B, Zn … Tổng dinh dưỡng 44%.
|
Khoai tây cần đất có độ pH > 5,5 - 6,5, nếu đất chua phải được bón thêm vôi hoặc bón phân có chứa vôi để giảm chua trong đất. Đồng thời, đất tơi xốp có độ mùn cao > 2%, khoai tây cần đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học, để cho thu hoạch bình quân 25 tấn củ/ha cây cần lượng dinh dưỡng 140kg N; 60kg P2O5; 110kg K2O, 60kg CaO, 9kg MgO, 15kg SiO2; 4kg S, 0,2kg B, 0,4kg Mn, 0,1kg Zn… Như vậy bên cạnh 3 loại dinh dưỡng là đạm (N); lân (P2O5); kali (K2O) cây còn rất cần canxi (vôi); magie; silic; lưu huỳnh cùng các chất vi lượng.
Thực tiễn canh tác bón phân cho cây khoai tây những năm trước đây, ở Thái Bình, mới chú trọng đến đạm, lân, kali mà "bỏ quên" nhiều loại chất dinh dưỡng quan trọng là vôi, magie, silic, lưu huỳnh, vi lượng. Chính vì vậy, khoai tây sinh trưởng phát triển yếu, sức đề kháng kém dễ nhiễm sâu bệnh (đặc biệt bệnh héo xanh), ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng củ.
Khắc phục sự thiếu hụt, mất cân đối dinh dưỡng trong đất đối với cây khoai tây, từ năm 2008 Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển cho sản xuất một số dòng tác phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK bón cho khoai tây.
Thông qua các mô hình, nhiều hộ nông dân áp dụng ở các địa phương như xã Trọng Quan (Đông Hưng), xã Nguyên Xá (Vũ Thư), xã Thái Hà (Thái Thụy) xã Văn Trường (Tiền Hải)… đạt hiệu quả vượt trội. Ngành khuyến nông tỉnh đã tập huấn, khuyến cáo cho bà con nông dân các địa phương sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển, hạn chế, xoá bỏ dùng phân đơn.
Quy trình sử dụng phân bón Văn Điển
Cách sử dụng phân bón ĐYT NPK 5.10.3 và phân bón ĐYT NPK 10.7.3: rải đều 1 trong 2 loại phân vào rạch luống, lượng bón 25kg/sào đối với phân loại ĐYT NP 5.10.3, nếu dùng ĐYT NPK 10.7.3 thì lượng bón 10 - 12kg/sào cùng với phân chuồng hoại mục, sau đó lấp một lớp đất mỏng phủ kín phân rồi đặt củ giống tránh đặt trực tiếp vào phân. Đặt xong củ giống kéo đất ở rãnh phủ lên củ giống 3 - 5cm. Khi trồng nếu đất quá khô thì phải tưới ẩm trước khi bón phân để cây lên nhanh.
Cách sử dụng phân bón thúc ĐYT NPK 13.3.10 + TE: Khi cây mọc cao 15 - 20cm, xới nhẹ mép luống hoặc giữa 2 hàng rải 15 - 18kg/sào ĐYT NPK 13.3.10 + TE vun cao luống kết hợp tưới nước đợt 1. Sau bón thúc đợt 1 khoảng 20 ngày (sau trồng 40 - 45 ngày) tiến hành bón thúc đợt 2 loại phân ĐYT NPK 13.3.10 + TE lượng bón 10 -15kg/sào. Rải đều phân xa gốc sau đó vét toàn bộ đất ở rãnh vun thật cao luống phủ kín phân đồng thời tạo điều kiện cho phình củ, đợt bón này kết hợp tưới nước lần 2.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chất lượng khác biệt: Cân đối đạm, lân, kali, trong mỗi hạt phân có chứa vôi từ 5 - 15%, magie 1 - 9%; silic 8 - 15%; lưu huỳnh 2 - 3% cùng vi lượng Bo, kẽm…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.