Bón phân Lâm Thao, cây su su nhiều ngọn, dễ bán

Đức Thịnh Thứ tư, ngày 08/08/2018 16:30 PM (GMT+7)
Quyết tâm đưa rau su su (trồng lấy ngọn) trở thành một trong những đặc sản của khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo, thời gian qua, Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo triển khai chương trình “Su su an toàn Tam Đảo”. Trong quá trình canh tác, nhiều hộ nông dân ở đây đã lựa chọn phân bón Lâm Thao để “trợ lực” cho cây su su phát triển tốt, cho nhiều ngọn to, đốt ngắn, dễ tiêu thụ.
Bình luận 0

Năng suất tăng, ngọn to mập

Đến nay, huyện Tam Đảo đã trở thành một trong những vựa rau su su chuyên canh lớn nhất cả nước. Nhờ những lợi thế về tự nhiên, thích hợp với khí trời lạnh, rau su su Tam Đảo mang những đặc trưng ít nơi nào có được như nhiều ngọn xanh tốt, ngọn to mập, đốt ngắn nên dễ thu hoạch, chế biến, ăn vào có vị ngọt, giòn…

Khách du lịch khi đến tham quan Tam Đảo, hầu như ai cũng thưởng thức các món ăn chế biến từ rau su su, thậm chí còn mua về ăn dần hoặc làm quà. Chính vì thế loại rau này dần trở thành sản phẩm hàng hóa có thế mạnh, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân thị trấn Tam Đảo.

img

Gia đình chị Lê Thị Hảo (thôn Đồng Thanh, xã Hồ Sơn, Tam Đảo) trồng rau su su theo tiêu chuẩn VietGAP, cho thu nhập từ 10 - 11 triệu đồng/sào/vụ. Ảnh: Kim Ly

Ông Bùi Văn Cầu - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo cho biết: Ban đầu, chương trình “Su su an toàn Tam Đảo” chỉ triển khai được 20ha, sau do nhu cầu ngày càng lớn nên đến đầu năm 2016 đã tăng diện tích lên trên 50ha. Hiện, thương hiệu rau su su an toàn Tam Đảo có 141 hộ được đăng ký tham gia sản xuất, với diện tích khoảng 50ha và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu su su Tam Đảo. Huyện Tam Đảo cũng đang đặt mục tiêu phát triển su su an toàn Tam Đảo thành một thương hiệu mạnh.

Cũng theo ông Cầu, để giúp người trồng su su Tam Đảo nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, phát triển sản phẩm thế mạnh của huyện, nhiều năm nay Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo đã tích cực phối hợp các doanh nghiệp, trong đó có Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xây dựng các mô hình trình diễn điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gần đây nhất là vụ đông xuân năm 2016-2017, Trạm Khuyến nông huyện Tam Đảo đã phối hợp Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao xây dựng mô hình trình diễn phân bón phân NPK khép kín cho cây rau su su ăn ngọn với quy mô 1,5ha tại thôn Đồng Thanh, xã Hồ Sơn với 25 hộ tham gia.

Ông Trần Văn Thân-trưởng thôn Đông Thành, đồng thời cũng là chủ hộ trực tiếp tham gia mô hình chia sẻ: “Cây rau su su đã gắn bó với người dân Tam Đảo từ rất lâu rồi, là trưởng thôn nên tôi luôn cố gắng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh sao cho rau su su đạt năng suất chất lượng cao nhất. Theo tập quán, tôi và nhiều bà con trồng su su ở đây vẫn bón phân đơn, thấy năng suất cũng tăng so với khi không bón. Nhưng sau khi tham gia mô hình trình diễn bón phân khép kín của Lâm Thao, tôi thấy ngọn rau su su rất mập, đốt ngắn, trong khi ở các ruộng đối chứng bón phân đơn theo tập quán địa phương, su su có đốt nhỏ và dài hơn”.

Cụ thể, ở ruộng mô hình, bà con bón phân theo quy trình bón khép kín mà công ty hướng dẫn (tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2) đảm bảo rau su su đạt tiêu chuẩn VietGAP: Lượng giống: 135kg, phân gà: 1.000kg bón lót cùng NPK-S*M1 5.10.3-8 số lượng 200kg, bón thúc bà con sử dụng NPK-S*M1 12.5.10-14 số lượng 120kg, ngoài ra bà con không cần phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác.

Sau khoảng 40 ngày trồng, cây su su bắt đầu cho thu hoạch bói. Thời gian sinh trưởng của cây su su khoảng 7 - 8 tháng, thu hái 15 lần/tháng, mỗi lần bình quân bà con sẽ thu được 25 - 30kg ngọn su su/sào. Cũng theo ông Thân, qua tính toán cho thấy hiệu quả kinh tế của ruộng bón phân Lâm Thao tăng trên 2 triệu đồng/sào so với bón phân đơn - con số vượt ngoài sức mong đợi của ông và bà con trồng su su.

“Qua theo dõi, với quy trình bón phân NPK khép kín, cây rau su su lấy ngọn trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, tiết kiệm lượng phân bón cũng như hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, bón phân NPK*S Lâm Thao khép kín năng suất su su tăng khoảng 15 - 20% so với ruộng đối chứng” - ông Bùi Văn Cầu thông tin.

img

Tham gia mô hình trình diễn bón phân NPK khép kín, ruộng su su của nông dân thôn Đồng Thanh xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã tăng năng suất từ 15 - 20% so với bón phân đơn.  Ảnh: Đ.T

Kỹ thuật chăm sóc su su lấy ngọn

1. Thời vụ:

- Trồng từ tháng 10-11.

- Chọn quả giống to, nây đều, gai cứng, sạch sâu bệnh, mầm to khoẻ mới nhú là giống tốt. Một lần trồng mới có thể để lưu giống được vài năm. Tuy nhiên do vấn đề bệnh hại mà người ta chỉ lưu giống 3 năm.

2. Làm đất, trồng cây:

- Chọn đất: Tương tự như đối với su su trồng lấy quả

- Làm đất: Rắc vôi bột đều khắp ruộng, cày đất thành luống rộng 1,5 - 2m, đào hố có đường kính 50cm, sâu 40cm, các hố cách nhau 50cm, đổ nhiều mùn rác, phân hoai và phân lót hoá học vào luống trước khi đem cây ra ruộng khoảng 1 tuần.

- Trồng mỗi hốc 3 quả cách đều nhau, sau đó phủ đất đã làm nhỏ lên quả chỉ để hở lại mầm, dùng bao tải và cọc tre quây xung quanh che nắng và bảo vệ cây non.

3. Chăm sóc:

Tương tự như đối với su su trồng lấy quả song cần thêm một số kỹ thuật chăm sóc khác:

- Nếu là cây lưu giống bằng dây năm trước, đến tháng 7 tháng 8 cần bới nhẹ đất và phân ủ ở gốc để dây tái sinh mầm mới.

- Làm giàn theo kiểu chữ A hoặc mái bằng cao 1,2 - 1,5m, rộng 1,5 - 2m, chừa lại lối đi thu hái ngọn, khi mầm cây lên cao 30-50 cm cần cắm cây dóc, cọc tre để mầm bám vào leo tới giàn, đồng thời lúc này tiến hành vun gốc cho cây.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

Cây su su ít bị sâu bệnh gây hại, một số sâu bệnh chính như: Sâu khoang, dế cắn phá ở giai đoạn cây non, bệnh sương mai, phấn trắng, virus khảm xuất hiện không nhiều, có thể bị nhện hại, rệp hại hoặc tuyến trùng nốt sưng rễ với mức độ nguy hiểm hơn.

* Biện pháp chính khắc phục sâu bệnh hại su su là phòng hơn chữa, thực hiện các nguyên tắc của IPM:

Chọn đất thoát nước tốt, luân canh với cây trồng nước hoặc cây trồng khác họ để hạn chế bệnh hại.

Chọn giống khoẻ, sạch bệnh.

Vệ sinh đồng ruộng trước và sau mỗi vụ gieo trồng.

Su su nổi tiếng là cho sản phẩm an toàn, rất ít khi người trồng phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với chúng, tuy nhiên có thể sử dụng các loại thuốc ít độc hại khi cần thiết. Ví dụ đối với bệnh khảm virus, cần vệ sinh tàn dư và cỏ dại sạch sẽ, khi chớm phát hiện những cây bị bệnh đầu tiên thì nhổ bỏ ngay để tránh lây lan, sau đó tưới vôi vào gốc hạn chế nguồn bệnh trong đất, phun trừ các môi giới truyền bệnh như rệp, bọ phấn nếu có.

5. Thu hoạch sản phẩm và để giống:

- Thu bằng dao sắc cắt từng ngọn, vị trí cắt cách nách lá 1-1,5 cm. Cùng với quá trình thu ngọn cần cắt tỉa những lá già, lá bệnh và những nhánh vô hiệu (nhánh nhỏ, nhánh bị sâu bệnh, nhánh mọc khuất dưới tán lá khác). Vùng đồi núi thường cho thu ngọn từ tháng 4 đến tháng 11, sang tháng 10-12 tận thu quả làm thương phẩm và để giống.

- Để giống bằng cách: Dùng quả già hái vào tháng 11-12, đem về giâm trong hỗn hợp 7/1 phân chuồng hoai trong điều kiện dâm mát ít ánh sáng, đây là nguồn giống chính cung cấp tại chỗ và cho vùng đồng bằng vào năm sau.

- Su su có thể trồng một lần cho thu nhiều năm bằng cách lưu gốc: Vào cuối năm sau khi tận thu, vệ sinh đồng ruộng sạch, cắt chừa lại 1,5 - 2 m phần sát gốc, khử trùng vết cắt bằng nước vôi đặc, cuốn dây gốc hình vòng thúng, dùng phân hoai và đất làm nhỏ phủ lên trên giữ ấm cho gốc, tới tháng 7 tháng 8 năm sau bới nhẹ đất ra để cây tái sinh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem