BQL cảng Sa Kỳ "ngồi mát ăn bát vàng" việc ủy thác bán vé tàu khách siêu tốc?

Công Xuân Thứ sáu, ngày 27/09/2019 13:25 PM (GMT+7)
Cho rằng tiền hoa hồng (phí ủy thác 4%/vé) vẫn thu đủ nhưng số lượng vé bán được rất ít; nhiều lần đề nghị sắp xếp, bố trí lại ki ốt văn phòng đại diện tại cảng cho hợp lý nhưng BQL cảng Sa Kỳ - Sở GT&VT tỉnh Quảng Ngãi không thực hiện dẫn đến hoạt động kinh gặp nhiều khó khăn...Vì vậy công ty vận tải Biển Đông đã gửi văn bản cầu cứu lên sở chủ quản và cấp ngành liên quan tỉnh Quảng Ngãi.
Bình luận 0

Trong văn bản (số 20/CTYBĐ, ngày 25/9/2019), do ông Trần Đình  Xem - Giám đốc công ty TNHH TMXD và Dịch vụ vận tải (viết tắt công ty vận tải) Biển Đông, phản ánh số lượng vé tàu khách (chiều Sa Kỳ - Lý Sơn) bán tại quầy của BQL cảng Sa Kỳ theo hợp đồng ủy thác (100% số vé/chuyến và phí ủy thác trả là 4%/vé) được rất ít; phần lớn số vé/chuyến là do công ty Biển Đông bán thông qua văn phòng đại diện đặt tại cảng này. Thế nhưng công ty vận tải Biển Đông vẫn phải trả đủ tiền phí ủy thác cho BQL cảng Sa Kỳ.

img

Quày bán vé ủy thác của BQL cảng Sa Kỳ chiều từ đất liền đi ra đảo Lý Sơn.

Trước đó công ty vận tải Biển Đông đã nhiều lần đề nghị sắp xếp, bố trí lại Ki ốt làm văn phòng đại diện tại nhà chờ của cảng cho phù hợp, nhưng BQL cảng Sa Kỳ vẫn chưa thực hiện và không có bất kỳ phản hồi lại cho công ty Biển Đông về kiến nghị trên.  

Cho rằng những việc làm trên của BQL cảng Sa Kỳ đã gây nhiều khó khăn, thiệt thòi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải khách trên tuyến này, công ty vận tải Biển Đông gửi đơn đến đơn vị chủ quản là Sở GT&VT tỉnh Quảng Ngãi, cùng cấp ngành liên quan đề nghị xử lý.

Sáng 27/9, trả lời PV Báo Dân Việt về nội dung trên, ông Lê Tấn Hải - Giám đốc BQL cảng Sa Kỳ bác bỏ: "Những nội dung mà công ty vận tải Biển Đông phản ánh, đề nghị chúng tôi giải quyết là sự đòi hỏi vô lý. Bởi lẽ công ty Biển Đông xin bố trí Ki ốt làm văn phòng, sau các doanh nghiệp khác hoạt động trên tuyến nhiều năm, nhưng nay đề nghị cho ra phía trước (mặt tiền) làm sao được".

img

Theo ông Lê Tấn Hải - Giám đốc BQL cảng Sa Kỳ, công ty Biển Đông xin bố trí Ki ốt làm văn phòng (vị trí khoanh đỏ)sau các doanh nghiệp khác hoạt động trên tuyến nhiều năm, nhưng nay đề nghị cho ra phía trước (mặt tiền) làm sao được, quá vô lý.

Đối với việc bán vé, trước đó công ty vận tải Biển Đông đã ký hợp đồng ủy thác 100% số vé/chuyến (chiều từ Sa Kỳ- Lý Sơn ) cho BQL cảng Sa Kỳ bán. Tuy nhiên vì muốn giành khách với các doanh nghiệp khác, công ty Biển Đông đã mua lại vé, rồi sau đó mang ra bán lại với giá chỉ từ 130-140.000 đồng/vé, trong khi giá đăng ký 160.000 đồng/vé. "Việc làm trên công ty Biển Đông đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình ANTT tại khu vực cảng, giờ lại nói vậy là sao", vị Giám đốc cảng Sa Kỳ bày tỏ.

img

Văn bản của công ty Biển Đông gửi các cấp ngành Quảng Ngãi.

Như Báo Dân Việt đã có loạt bài phản ánh, đầu năm 2017, khi chiếc tàu khách siêu tốc đầu tiên mang tên Chín Nghĩa 03, do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bến xe Chín Nghĩa làm chủ đầu tư, có thời gian di chuyển bằng 1/2 thời gian so với tàu cao tốc (khoảng 35 phút/chuyến ) được đưa vào hoạt động, cuộc cạnh tranh giữa các chủ tàu cùng tuyến được đẩy lên đỉnh điểm.

img

Tàu của công ty Biển Đông trên đường chở khách ra đảo Lý Sơn.

Theo đó trong khoảng thời gian 20 tháng, các chủ tàu khách đua nhau đầu tư cả triệu đô đóng tàu siêu tốc. Qua thống kê hiện tổng số tàu siêu tốc đang hoạt động tại tuyến 7 chiếc, tổng lượng khách chở khoảng 1000 người/lượt. Trong đó chiếc lớn nhất chở 280 khách/ lượt, nhỏ nhất 78 khách/ lượt.

Để thu hút khách, các chủ phương tiện vận tải khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn đang chấp nhận bỏ tiền túi hàng tỷ đồng/tháng để chi hoa hồng cho "cò" bán vé giúp cho khách đi tàu của mình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem