Quần đảo Galapagos vốn nổi tiếng với hệ động thực vật vô cùng đa dạng gắn liền với nhà khoa học Charles Darwin trong chuyến hải trình tàu Beagle để tìm ra thuyết tiến hóa và chọn lọc tự nhiên.
Bức tường nước mắt trên đảo Isabela thuộc quần đảo Galapagos
Ngày nay, khu vực này trở thành khu vườn quốc gia và khu bảo tồn sinh học biển đồng thời được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Tuy nhiên, nơi đây đã từng là một vết đen trong lịch sử.
Năm 1832, quần đảo Galapagos được sáp nhập với nước Cộng hòa Ecuador. Ngay sau đó, chính vì vị trí địa lý khá xa xôi và cô lập mà các nhà tù khổ sai nhanh chóng được thành lập trên đảo nhằm cách li hoàn toàn tù nhân với thế giới bên ngoài.
Các tù nhân bị đày ra đảo buộc phải làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp khắc nghiệt. Do điều kiện sống trên đảo quá khủng khiếp nên đã dẫn đến nhiều cuộc đảo chính, làm bùng cổ các cuộc nổi dậy.
Đỉnh điểm vào năm 1952, chế độ của nhà tù này đã bị lật đổ.
Chính phủ Ecuador ra sức thực hiện các chính sách đàn áp nhằm giải quyết các vấn đề trên quần đảo Galapagos nhưng hầu như không thành công. Manuel J. Cobos, người đã đưa các tù nhân và người lao động đến đảo và làm việc trên cánh đồng mía, cà phê đã bị ám sát bởi chính người lao động của mình.
José Valdizán, người chuyên cung cấp giống cây địa y từ đảo Galapagos cho chính phủ Ecuador trong 12 năm, cũng đã chết trong cuộc nổi dậy vào năm 1878.
Vào giai đoạn gần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Ecuador đã thiết lập đảo Isabela (thuộc quần đảo Galapagos) trở thành một thuộc địa vô cùng tàn bạo. Năm 1946, 300 tù nhân bị đày ra Isabela và bị buộc phải xây dựng một bức tường đá vô nghĩa được coi như một hình thức trừng phạt.
Nơi đây hiện nay trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của Ecuador
Các tù nhân đã phải đi bộ quãng đường dài đến mỏ đá, cắt đá từ núi lửa lớn và sau đó mang chúng trở lại địa điểm xây dựng bức tường. Nhiều tù nhân đã chết trong quá trình xây dựng bức tường.
Vào năm 1958, các tù nhân đã tiến hành khởi nghĩa chống lại chính quyền và giết hại binh sĩ tại đây trong đó không ít tù nhân đã hy sinh. Một năm sau đó, chính phủ Ecuador buộc phải đóng cửa nhà tù thuộc địa ở Isabela.
Bức tường như một minh chứng lịch sử cho giai đoạn tàn bạo và khốc liết của quần đảo Galapagos, vì thế người ta vẫn gọi đây là “bức tường nước măt”.
Hạnh Chi (theo Amusing Planet)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.