NASA minh họa công nghệ Trực thăng Sao Hỏa. Nguồn: NASA.
Vào tháng 7.2020, chiếc Trực thăng Sao Hỏa (MH) sẽ được phóng kèm với một chiếc xe thăm dò tự thành của NASA để tham gia cuộc khám phá hành tinh đỏ. Theo kế hoạch của NASA, cả 2 sẽ hạ cánh ở Sao Hỏa vào tháng 2.2021
Được biết, đội thiết kế MH đã phải mất tới 4 năm để thu nhỏ một chiếc trực thăng bình thường xuống cỡ “bé như một quả bóng chày”, trọng lượng 1,8kg với khả năng bay được trong bầu khí quyển Sao Hỏa vốn loãng gấp 100 lần so với khí quyển Trái Đất. Trực thăng có 2 lưỡi cánh quạt có thể quay với tốc độ gần 3.000 vòng/phút – nhanh hơn 10 lần so với một trực thăng tiêu chuẩn hiện nay.
“Ý tưởng về một chiếc trực thăng bay trên bầu trời một hành tinh khác thật là thú vị và kịch tính”, Giám đốc NASA Jim Bridenstine chia sẻ.
“Chiếc Trực thăng Sao Hỏa mang trong mình lời hứa về khoa học, khám phá của tương lai cũng như sứ mệnh khám phá Sao Hỏa”.
Cho dù gọi là “trực thăng”, MH sẽ hoạt động giống như một máy bay không người lái. Lý do là cỗ máy tí hon này làm nhiệm vụ cách Trái Đất tới 55 triệu km – khoảng cách quá lớn để có thể điều khiển từ xa.
Ngoài ra, đội thiết kế cũng chế tạo Trực thăng Sao Hỏa bằng những vật liệu chắc chắn nhất có thể để tồn tại được trong môi trường Sao Hỏa cực kỳ khắc nghiệt.
“Độ cao kỷ lục mà một chiếc trực thăng ở Trái Đất có thể bay là khoảng 12km”, cô Mimi Aung – giám đốc dự án tại Phòng Thí nghiệm Động cơ đẩy của NASA cho biết MH là một dự án cực kỳ “may rủi”.
“Tại mặt đất ở Sao Hỏa, áp lực môi trường đã tương đương hơn 30km ở Trái Đất rồi”.
Theo NASA, trong trường hợp trực thăng không hoạt động, sứ mệnh Sao Hỏa 2020 cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi trong tương lai, MH có thể đảm đương công việc do thám tầm thấp hoặc phương tiện trên không để khám phá các địa điểm không thể tiếp theo đường mặt đất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.