Không phải chiếc smartphone cao cấp nhất nào cũng đều có bộ phận tốt nhất
OnePlus 7 Pro là một chiếc điện thoại tuyệt vời, tỏa sáng cả về hiệu năng và độ mượt mà. Điều này là do OnePlus tập trung vào hai lĩnh vực cơ bản của trải nghiệm điện thoại thông minh: thứ nhất là tối ưu hóa phần mềm, rút ngắn tới từng mili giây và thứ hai là triển khai một loại màn hình hoàn toàn mới – tốc độ làm mới 90 Hz, nhanh hơn nhiều so với tất cả các điện thoại hàng đầu khác với tốc độ làm mới màn hình 60 Hz.
OnePlus 7 Pro (trái) và iPhone XR (phải).
Vậy tại sao các điện thoại iPhone và Samsung Galaxy mới nhất có khả năng sử dụng công nghệ hiển thị 90 hertz này lại không thực hiện?
Các tin đồn về Samsung đều khẳng định rằng Galaxy Note 10 sẽ KHÔNG có màn hình có tốc độ làm mới 90 hertz và Apple hiện cũng không dự kiến sẽ triển khai màn hình 90 hertz trong các iPhone mới nhất của mình.
Vậy tại sao công nghệ mới có sức ảnh hưởng nhất năm 2019 lại không đến được với những điện thoại tiên tiến nhất được sản xuất bởi các công ty lớn ngoài OnePlus? Liệu có phải Samsung và Apple không thể theo kịp OnePlus không? Tại sao hai công ty phụ thuộc quá nhiều vào doanh số điện thoại lại không triển khai công nghệ “hot” nhất hiện có và khiến một công ty Trung Quốc bỏ xa với danh hiệu điện thoại thông minh có tốc độ làm mới màn hình cao nhất?
Câu trả lời có lẽ đã được hé lộ từ một cuộc phỏng vấn có từ vài năm trước, một trong những người tạo ra iPod và iPhone, ông Tony Fadell chia sẻ: "Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà sản xuất thiết bị ở Mỹ là quy mô. Khi dự kiến bán được hàng trăm triệu đơn vị, sự khao khát chấp nhận rủi ro phần cứng sẽ thay đổi đáng kể. Apple và Samsung phải đổi mới thận trọng hơn, vì các hãng này không muốn mất thị phần hoặc giảm doanh thu, mọi sai sót có thể gây nên thảm họa, Samsung là một ví dụ."
Thực tế là, quy mô sản xuất rất quan trọng: OnePlus bán được vài triệu điện thoại thông minh mỗi năm một cách tốt nhất nhưng Apple và Samsung có thể bán được vài triệu chiếc chỉ trong một ngày cuối tuần. Vì vậy, quy mô là thứ mang lại lợi thế bất ngờ và cũng là trở ngại mà các nhà sản xuất phải vượt qua để đổi mới.
Hugo Barra, một trong những Giám đốc điều hành cao cấp nhất của Google cũng nhận định: " Samsung hoặc Apple bán hàng chục triệu đơn vị, các công ty này cần mua hầu hết mọi thứ: màn hình, bộ xử lý, bất cứ thứ gì nhiều tháng trước nên các nhà cung cấp có thể tăng giá. Các công ty hoạt động với quy mô nhỏ hơn có thể đặt trước các bộ phận mới sớm hơn từ 6 - 12 tháng".
Liên quan tới quy mô
Những thương hiệu nhỏ hơn có thể tung ra các công nghệ mà Apple và Samsung không có. Hàng triệu chiếc iPhone mà Apple bán rất phù hợp với tài chính của công ty, nhưng điều đó cũng có nghĩa là các công nghệ tương lai có sẵn ở quy mô nhỏ hơn sẽ không xuất hiện trên iPhone. Và Samsung cũng ở vị trí tương tự với dòng Galaxy S và Note của mình.
OnePlus 7 Pro (trái) và Galaxy S10 (phải).
Trong khi đó, một số điện thoại chơi game hỗ trợ màn hình 120-Hertz đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Thật đáng xấu hổ cho hai nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới lại không thể bắt kịp những thương hiệu mới nổi có quy mô nhỏ hơn, đặc biệt khi Samsung và Apple không ngừng nâng giá cao cho thiết bị của mình. Không những thế, “Nhà Táo” vẫn tung ra chiếc iPhone có giá cao hơn OnePlus 7 Pro nhưng chỉ có độ phân giải màn hình thấp hơn - 750p với các viền màn hình lớn: iPhone XR.
Nhưng trái lại, điều này cũng cho thấy trong ngành công nghiệp cạnh tranh khốc liệt này vẫn còn chỗ cho sự đổi mới và cải tiến. Các công ty nhỏ vẫn có cơ hội để đánh bại những “người khổng lồ” trong ngành ngay cả khi là kẻ yếu.
*Lưu ý: Một số nội dung trong bài thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
OnePlus 7 Pro “phiên bản giới hạn“ màu vàng hạnh nhân “Almond” hiện đã có sẵn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.