Cá đặc sản
-
Mô hình nuôi cá chốt trâu của hộ ông Huỳnh Văn Nghị, nông dân ấp 6, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá chốt kéo lưới lên khi thu hoạch, ông Nghị bán cá đặc sản này giá 76.000 đồng/kg.
-
Anh Tâm, nông dân nuôi cá chạch lấu, nuôi cá heo đuôi đỏ ở phường 6, TP Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, sau 12 tháng nuôi, anh thu hoạch xuất bán được 3,5 tấn cá chạch lấu (giá cá chạch lấu là 250.000 đồng/kg), lãi khoảng 200 triệu đồng. Còn cá heo đuôi đỏ bắt được 800kg bán với giá cá heo đuôi đỏ là 500.000 đồng/kg...
-
Nhờ dòng nước mát lạnh nơi hạ lưu sông Gâm, anh Trịnh Văn Hà, thị trấn Na Hang (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) đã mang cá tầm lên núi phát triển chăn nuôi hiệu quả. Nhờ đó, loài cá đặc sản vốn chỉ sống ở nước lạnh giờ đã có thể phát triển an toàn ngay cả khi mùa hè oi bức.
-
Tận dụng tiềm năng, lợi thế tại địa phương, một số hộ dân xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã phát triển nuôi cá tầm-cá nước lạnh, cá đặc sản bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế tại địa phương.
-
Nuôi cá chốt trắng thành công trong ao đất ở xã Bình Trị, huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang). Cá chốt có trọng lượng 40 con/kg; đạt sản lượng trung bình 3.112,5kg, giá cá chốt bán 70.000đồng/kg, sau khi trừ chi phí lợi nhuận trung bình gần 66 triệu đồng/ha...
-
Cá niên là đặc sản ở các huyện miền núi Quảng Nam (các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Trà My, Phước Sơn). Loài cá đặc sản này sống ở những đoạn sông suối nước chảy xiết, nhất là ở chỗ có thác, ghềnh, nơi nhiều rêu bám trên đá.
-
Cá dầm xanh-cá đặc sản, còn gọi cá tiến vua là một loài cá thuộc họ cá chép. Loài cá nằm trong "bộ sưu tập ngũ quý hà thủy" này thường sống ở tầng đáy của sông, nhất là các dòng sông, con suối nước chảy cuồn cuồn của vùng núi Tây Bắc.
-
Cá chốt còn có tên gọi khác là cá chốt kho quẹo, đây là món đặc sản ngon nhất mà tôi được thưởng thức trong chuyến về miền Tây kỳ này, mặc dù được đãi không biết bao nhiêu loại cá...
-
Qua thống kê của cơ quan chức năng huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), tại khu vực nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Ia Ly, xã Ia Ly có 4 hộ nuôi có cá chết, tổng thiệt hại là 25,05 tấn cá đặc sản, ước thiệt hại khoảng 3,8 tỷ đồng (tạm tính 150.000 đồng/kg).
-
Năm 2023, cơ sở nuôi cá chình của anh Huy, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) xuất bán ra thị trường trong tỉnh và TP Hồ Chí Minh được 600 kg chình thương phẩm với giá 500.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, anh còn ương nuôi hàng chục nghìn con cá chình giống để cung cấp cho các cơ sở khác.