Ở Hậu Giang, một người nuôi thành công cá đặc sản, kéo lưới dính dày đặc, bán 76.000 đồng/kg, khối người mua

Hồ Hoàng Tích Thứ năm, ngày 25/07/2024 05:38 AM (GMT+7)
Mô hình nuôi cá chốt trâu của hộ ông Huỳnh Văn Nghị, nông dân ấp 6, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá chốt kéo lưới lên khi thu hoạch, ông Nghị bán cá đặc sản này giá 76.000 đồng/kg.
Bình luận 0
Khi công tác nuôi trồng ngày càng khó khăn do ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh, giá cả, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất để phù hợp tình hình. 

Mô hình nuôi cá chốt trâu hộ anh Huỳnh Văn Nghị, ấp 6, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là một điển hình.

Anh Nghị cũng là người đầu tiên ở xã Xà Phiên có ý tưởng nuôi loại cá đặc sản này, cũng như đa dạng hóa đối tượng nuôi. 

Anh Nghị cho biết, gia đình anh có 1ha đất trồng lúa do những năm qua sản xuất hiệu quả không cao nên anh đào ao chuyển qua nuôi các loài thủy.

Dân một xã ở Hậu Giang nuôi cá chốt, cá đặc sản dính lưới dày đặc, bán 76.000 đồng/kg, hút hàng- Ảnh 1.

Khu ao đất rộng 3.000m2 nuôi cá đặc sản-cá chốt của gia đình anh Huỳnh Văn Nghị, ấp 6, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Sau một thời gian đi tìm hiểu, tham quan học hỏi mô hình nuôi thủy sản ở một số tỉnh lân cận, anh nhận thấy cá chốt ở quê mình chưa có ai nuôi, trong khi đó, cá chốt lại có giá cao.

Chính điều đó khiến Nghị quyết định tận dụng 1 ao với diện tích 3.000m2 để nuôi loại cá chốt đặc sản.

Cá chốt giống được anh Huỳnh Văn Nghị đặt mua ở tỉnh Sóc Trăng chuyển về với giá 30 triệu đồng/200.000 con. 

Dân một xã ở Hậu Giang nuôi cá chốt, cá đặc sản dính lưới dày đặc, bán 76.000 đồng/kg, hút hàng- Ảnh 2.

Cảnh thu hoạch cá chốt nuôi trong ao đất của gia đình anh Huỳnh Văn Nghị, ấp 6, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Do đặc tính loài cá đặc sản này trời sáng quá sẽ không ngoi lên mặt nước nên thời gian cho ăn bắt đầu 5 giờ 30 sáng, buổi chiều thì khoảng 17 giờ và cá cũng cần lượng oxy lớn nên anh bố trí 2 dàn quạt nước đặt ở 2 đầu ao.

Trong quá trình nuôi cá chốt, anh Nghị thường xuyên thay nước để đảm bảo nguồn nước sạch, giúp cá sinh trưởng tốt, khỏe mạnh.

Do đây là mô hình nuôi thủy sản mới ở địa phương nên anh cũng học hỏi kỹ thuật nuôi cá chốt rất nhiều từ bạn bè ở các tỉnh bạn.

Trong quá trình chăm sóc cá chốt, anh nhận thấy cá phát triển nhanh, quan trọng là người nuôi phải biết cách xử lý môi trường ao nuôi cho phù hợp.

Theo đó, người nuôi chú ý xử lý độ PH, diệt khuẩn, gây tảo để tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá chốt. Anh Nghị nhận thấy mô hình nuôi cá chốt trâu này ít rủi ro hơn so với một số đối tượng thủy sản khác.

Sau thời gian 7 tháng nuôi, anh Nghị thu hoạch được 3,8 tấn cá chốt thương phẩm với mẫu size là 40 con/kg.

Giá cá chốt được anh Nghị bán 76.000 đồng/kg, thu về 288.800.000 đồng, anh trừ chi phí thức ăn, cá chốt giống, điện,… là 160.000.000 đồng, anh Nghị thu về lợi nhuận 128.800.000 đồng.

Dân một xã ở Hậu Giang nuôi cá chốt, cá đặc sản dính lưới dày đặc, bán 76.000 đồng/kg, hút hàng- Ảnh 3.

Cận cảnh kéo lưới bắt cá chốt, phân loại cá chốt tại mô hình ao nuôi cá đặc sản của hộ anh Huỳnh Văn Nghị, ấp 6, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Anh Nghị cho biết thêm, sau khi thu hoạch xong đợt cá chốt thì cải tạo ao để tiếp tục đầu tư để nuôi vụ mới.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi cá chốt nên sẵn sàng chia sẽ kỹ thuật nuôi cá chốt cho bà con tại địa phương để nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem