Cà Mau: Theo dự thảo Nghị quyết, khu vực nào không nuôi chim yến?

Ngọc Quyên Thứ tư, ngày 20/11/2019 06:10 AM (GMT+7)
Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh đang xây dựng, hướng tới trình Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa IX (kỳ họp cuối năm 2019) ban hành Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Bình luận 0

Dự kiến khu vực không được phép chăn nuôi chim yến bao gồm các phường thuộc TP.Cà Mau, thị trấn thuộc các huyện và khu dân cư được cấp thẩm quyền phê duyệt thuộc các xã trên địa bàn.

Theo đó, khi Nghị quyết có hiệu lực, các cơ sở chăn nuôi chim yến thực hiện di dời trong khoảng thời gian 2 năm đầu sẽ được hỗ trợ 100% chi phí; di dời trong 2 năm tiếp theo sẽ được hỗ trợ 70% chi phí; di dời trong khoảng thời gian 2 năm sau cùng sẽ được hỗ trợ 50% chi phí. Tổng mức hỗ trợ không vượt quá 50 triệu đồng/cơ sở và chi một lần khi di dời xong cơ sở chăn nuôi.

img

Một nhà nuôi chim yến ở TP.Cà Mau, Cà Mau. Ảnh: CTV.

Được biết, việc xin giấy phép xây dựng nhà ở, nhưng sau đó hoán cải thành nhà nuôi chim yến là vi phạm theo quy định về xây dựng. Ngoài ra, việc chăn nuôi chim yến còn gây phiền hà, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống cộng đồng dân cư, nhất là việc phát ra tiếng ồn dẫn dụ chim yến, tình trạng ô nhiễm môi trường từ phân chim... đã gây bức xúc trong người dân sinh sống quanh khu vực chăn nuôi.

Theo thống kê của ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có khoảng 130 nhà nuôi chim yến nằm trong các khu đô thị, khu đông dân cư. Thời gian qua, việc tự phát nuôi chim yến tràn lan trong tỉnh, tập trung tại TP.Cà Mau, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn), thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời).

Theo quy định của Luật Chăn nuôi, UBND cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm trình HĐND tỉnh quyết định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

Ngoài ra, cấm chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường. Luật quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành (vào ngày 1/1/2020) phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem