Từ năm 1997, để đối phó với tình trạng lâm tặc chặt phá rừng, ông và 8 hộ nông dân khác được Ban Quản lý rừng kinh tế Suối Nhung (tức Lâm trường Suối Nhung) ký hợp đồng tạm thời để giữ và bảo vệ rừng.
Trong quá trình hợp tác bảo vệ rừng, để đối phó với lâm tặc, các hộ nông dân này được Lâm trường Suối Nhung tạo điều kiện về đất đai, nhà cửa. Tuy nhiên, đến các năm sau đó do dự án khoán quản lý bảo vệ rừng không được HĐND tỉnh Bình Phước thông qua nên kinh phí giữ rừng để trả cho các hộ dân này cũng không có.
|
9 hộ dân ở Lâm trường Suối Nhung sẽ phải chặt bỏ gần 40ha cao su của mình. |
Vì thế, theo ông Lý, thời điểm đó Lâm trường Suối Nhung đã để cho các hộ nông dân này tự tìm đất trong lâm trường khai hoang, canh tác nhằm bù đắp cho họ tiền công giữ rừng. Tương tự, nhiều hộ nông dân khác cũng đã có đơn khiếu nại. Tổng cộng có gần 40ha cây cao su của các hộ dân bị buộc phải chặt bỏ để giao đất cho các đơn vị nói trên.
Theo tìm hiểu của NTNN, ngày 13.5.2011, UBND huyện Đồng Phú đã ban hành các quyết định cho rằng các hộ nông dân này đã lấn chiếm đất của Lâm trường Suối Nhung để canh tác. Tuy nhiên, các hộ nông dân cho rằng họ không hề lấn chiếm đất của lâm trường đã giao khoán cho Công ty SASCO vì họ canh tác từ năm 2001, còn Công ty SASCO thì mới chỉ được giao khoán từ năm 2006.
Sắp tới, các hộ nông dân một thời cực khổ sống chết để bảo vệ rừng ở Lâm trường Suối Nhung có thể sẽ bị cưỡng chế. Nếu không được các cấp thẩm quyền xem xét thì họ chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng.
Võ Đức Phúc
Vui lòng nhập nội dung bình luận.