Các nhân sự được giới thiệu tại Đại hội XII đều không trúng cử

Hải Phong Thứ ba, ngày 26/01/2016 19:46 PM (GMT+7)
Trong danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư khóa XII có 7 Ủy viên Bộ Chính trị khóa cũ, trong đó có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Bình luận 0

Theo đó, 7 uỷ viên Bộ Chính trị khoá XI tái cử, gồm có: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

Trong danh sách trúng cử có nhiều thành viên Chính phủ tái cử với số phiếu cao như các Phó thủ tướng Vũ Đức Đam; Phạm Bình Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình…

img

Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư trả lời báo chí bên lề phiên họp Đại hội.

Một số Bí thư tỉnh uỷ trẻ cũng trúng cử Ban Chấp hành mới, như Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị.

Trong bốn trường hợp “đặc biệt” được Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đề cử có ba người trúng cử gồm: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam và Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Đỗ Bá Tỵ. Ông Huỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh tra Chính phủ là trường hợp “đặc biệt” không trúng cử vào Ban Chấp hành T.Ư khóa XII. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến không trúng cử vào Ban Chấp hành T.Ư khóa XII dù đã được Ban Chấp hành T.Ư khóa XI giới thiệu ra Đại hội.

Tất cả các trường hợp được đề cử tại Đại hội đều không trúng vào Ban Chấp hành T.Ư khóa XII.

Bên lề phiên họp Đại hội, ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư nhận định, việc phần lớn những giới thiệu của Ban chấp hành TƯ khóa XI được Đại hội chấp nhận đã chứng tỏ công tác chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, hợp lý.

“So với Ban chấp hành khóa XI, danh sách Ban chấp hành khóa mới có đổi mới về thành phần”, ông Hoàng nói, đồng thời thể hiện niềm tin ban lãnh đạo của Việt Nam sẽ ngày càng đổi mới, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực khác nữa.

Đánh giá về việc Bí thư các địa phương đều trúng vào Ban chấp hành, trong khi đó tỷ lệ bộ trưởng, trưởng ngành trong Chính phủ không vào được T.Ư khá cao, ông Vũ Ngọc Hoàng cho rằng: Lãnh đạo các tỉnh hầu hết được tham gia T.Ư bởi vì người ta đang lãnh đạo ở một địa phương. Việc đó cũng có tính đại diện để đảm bảo lãnh đạo toàn diện của T.Ư nên việc hầu hết bí thư các tỉnh, cũng có chỗ là phó bí thư vào Trung ương là điều hết sức hợp lý.

“Còn việc lãnh đạo các bộ, ngành đã là Ủy viên T.Ư khóa XI chính thức hoặc dự khuyết mà không tái cử cũng là chuyện rất bình thường”, ông Hoàng đánh giá.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem