|
Cam quýt rất dễ dị ứng với úng ngập. |
- Đào mương lên liếp: Có công dụng vừa hạ thấp mực nước trong đất vừa nâng cao độ dầy của tầng canh tác, hạ thấp tầng phèn, có mương để chứa nước tưới trong mùa khô. Chiều sâu của mương nên khoảng 1-1,2m. Chiều rộng thì tùy vào độ cao của đất so với mực nước cấp cao nhất trong năm, nếu đất cao thì chiều rộng của mương hẹp và ngược lại. Đắp mặt liếp hình mai rùa hoặc xẻ rãnh để thoát nước nhanh. Ở những nơi thường bị nước lũ hàng năm thì phải làm bờ bao xung quanh vườn.
- Đắp mô, sau khi đã phân khoảng cách, để thêm độ cao từ bộ rễ tới mực nước cấp cao nhất trong năm, rồi trồng cây lên đó. Trồng được 6 tháng thì dùng đất tốt đắp phụ vào xung quanh chân mô để rễ mọc dài thêm. Sau đó cứ 6-7 tháng lại bồi thêm đất vào chân mô một lần. Từ năm thứ 3 trở đi thì bồi thêm mặt liếp mỗi năm cao khoảng 2-3 cm bằng bùn mương, đất phù sa hoặc đất mặt ruộng đã được phơi khô.
- Đôn gốc: Sau khi trồng một năm, vào đầu mùa mưa, bà con bứng gốc lên, đắp thêm đất tốt để nâng cao mặt mô rồi trồng cây trở lại lên trên đó. Cũng có thể không bứng gốc mà moi đất để chặt bớt rễ cọc nằm ngang gần sát mặt đất rồi bồi thêm đất vào (để rễ ăn cạn trên mặt đất), sau đó tưới nước và chăm sóc chu đáo.
-Trồng nghiêng cây: Khi trồng, đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 30 độ so với mặt đất, như vậy sẽ tạo cho rễ cọc nằm ở vị trí gần mặt đất hơn, sau này rễ sẽ ăn cạn trên mặt đất, ít bị ngập úng.
-Trồng bằng nhánh chiết: Do không có rễ cọc, nên cây được trồng từ nhánh chiết sẽ có bộ rễ ăn cạn hơn cây được trồng bằng hạt hay gốc tháp, do đó bộ rễ ít bị ảnh hưởng bởi nước ngầm hơn.
Phụng Anh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.