Vị trí đào phá trái phép núi Bà Hỏa chỉ cách trụ sở UBND phường Đống Đa (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) khoảng 50m, tuy nhiên khi lực lượng chức năng đến hiện trường thì máy múc nhanh chóng rời đi nên đến nay vẫn chưa thể lập biên bản vi phạm để xử lý.
Cách đây 20 năm, gia đình ông Wưi (làng Groi 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đem hạt măng cụt về trồng thử trong vườn nhà với ý định tạo bóng mát cho cây cà phê. Tuy nhiên, 7 năm sau, nhiều người bất ngờ vì loại cây ăn quả này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương và cho thu nhập khá.
“Anh Nguyễn Đình Tiến hiện là đảng viên, một công chức địa chính xã, nhưng lại có hành động “phản cảm” khi thuê xe tải chở đá hộc đến đổ trước ngõ nhà bà Đỗ Thị Nhi là một việc làm không chấp nhận được, đó là một hành vi sai hoàn toàn” - ông Vũ Bá Lĩnh, Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Châu nói.
Chủ tịch UBND xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị thừa nhận, xã này đã thu tiền của người dân để trả tiền tiếp khách cho cán bộ xã và xây dựng nhà văn hóa.
Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện Mang Yang (Gia Lai) qua các thời kỳ đã ký, cấp hàng loạt sổ đỏ trên đất lâm nghiệp. Để thu hồi lại đất rừng và tránh xáo trộn cuộc sống người dân trên đất rừng, tỉnh Gia Lai đã nhiều lần họp bàn "gỡ rối" nhưng chưa thể dứt điểm.
Lãnh đạo UBND TP.Uông Bí đã tổ chức đối thoại với đại diện của hơn 50 hộ dân có đơn thư khiếu kiện liên quan đến việc thu hồi đất thực hiện dự án Khu nuôi trồng thủy sản phía tây kênh làm mát Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí (khu 1, phường Trưng Vương, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, hàng loạt cán bộ xã Cư Elang đã mua đất của người dân nằm trong dự án. Sau đó, các cán bộ này nhờ hộ nghèo đứng tên để trục lợi tiền bồi thường.