Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Từ lâu, chõ đồ xôi là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình người Thái. Người Thái hàng ngày thường ăn xôi nếp bởi điều kiện sống, lao động làm nương rẫy nên họ thường gói xôi lên nương. Gạo nếp nếu được đồ bằng chõ sẽ dẻo, giữ được lâu mà không bị hỏng. Từ văn hóa ăn xôi nếp họ đã sáng tạo ra chõ đồ xôi bằng gỗ để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày.
Chõ đồ xôi được đặt lên trên ninh đồng khi nấu xôi
Chõ đồ xôi là một đoạn gỗ rỗng ruột, được gắn khít với chiếc ninh (nồi chứa nước bên dưới để tạo hơi nước làm chín cơm, như nồi đồng đun nước của bà con dưới xuôi).
Chiếc chõ đồ xôi do đôi bàn tay ông Pọm làm ra
Hạt gạo được hấp hơi nước trong chõ đồ xôi, cơm chín rất đều, hạt cơm trắng, giữ nguyên được mùi vị của đặc trưng của lúa nếp nên ăn ngon hơn và để được lâu hơn so với xôi đồ chõ nhôm, chõ inox
Thời gian, việc làm chõ đồ xôi bằng gỗ dần bị mai một. Nhiều người đã lựa chọn mua chõ bằng nhôm, inox vì giá rẻ và thuận tiện hơn.
Ông Pọm lên rừng chọn cây gỗ để làm chõ đồ xôi
Tuy nhiên hơn 30 năm nay, ông Lò Văn Pọm, vẫn luôn gắn bó với nghề làm chõ đồ xôi. Qua bàn tay ông những khúc gỗ được dùi mài, gọt đẽo thành những chiếc chõ bóng nhẵn, đẹp mắt. Vào thăm căn nhà gỗ của vợ chồng ông Pọm thấy đầy ắp những chiếc chõ đồ xôi đủ hình dáng, to, nhỏ khác nhau, do chính bàn tay vợ, chồng ông làm ra.
Cây gỗ được chặt ra thành từng khúc
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt, ông Pọm, cho biết: Gạo nếp được đồ trong chõ làm bằng gỗ, hương thơm của gạo không những giữ được lâu mà còn tăng thêm độ ngon của xôi, khác hẳn với gạo nấu trong chõ đõ xôi làm bằng nhôm hay inox. Vì thế, bay giờ nhiều người đã quay lại sử dụng chõ gỗ truyền thống.
Khúc gỗ để làm chõ đồ xôi được tước vỏ
Cũng theo ông Pọm, làm chõ đồ xôi rất cầu kỳ. Người làm phải kiên trì, có hai khâu quan trọng nhất: Khâu lựa chọn gỗ thì phải lên rừng chọn những cây gỗ tròn, kích thước vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ, loại gỗ có tính lành nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Khâu đục khuôn phải thận trọng từng bước, giữ cho khuôn không bị vỡ, kích thước miệng khuôn rộng 15 – 20 cm, đáy khuôn cố định khỏang 9 – 10 cm cho vừa với miệng “ninh đồng”.
Ông Pọm dùng dìu đục khúc gỗ để chế tác chõ đồ xôi
Dụng cụ làm chõ thường là dao, rìu, đục, cưa… Tất cả các bước đòi hỏi người làm kiên trì, khéo léo. Nếu chõ đồ xôi làm không tốt thì xôi chín không đều, hương thơm của xôi mất đi.
Chõ đồ xôi sau khi được làm hoàn thiện
Mỗi ngày ông Pọm làm được 1 đến 3 chiếc chõ và bày bán ngay trước cửa nhà bên quốc lộ 4G – đường Sơn La – Sông Mã. Giá bán tùy theo kích thước, loại nhỏ có giá 150.000 đồng, loại to giá 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Trung bình mỗi ngày gia đình ông bán được từ 1 đến 2 chiếc.
Vợ vủa ông Pọm luôn túc trực bên đường để bán chõ đồ xôi cho khách qua đường
Ông Pom tâm sự: Tuy làm chõ đồ xôi cầu kỳ, vất vả nhưng tôi đã quen. Vả lại, ngày càng có nhiều người tìm đến mua, cũng bán được tiền, có thêm thu nhập trang trải được cuộc sống gia đình nên tôi sẽ còn làm nghề. Nếu ai có tâm muốn học nghề tôi sẽ dạy những cách làm hay nhất, tốt nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.