Cần thận trọng khi dùng Ami Ami bón lúa

Thứ hai, ngày 18/04/2011 15:19 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Thời gian qua, tình hình người dân sử dụng chất lỏng có tên Ami Ami bón cho lúa khá phổ biến ở một số tỉnh như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. Nhiều nông dân thấy “phân lạ”, giá rẻ cứ vô tư sử dụng mà không biết có tác hại gì không...
Bình luận 0

“Phân hữu cơ” hay chất thải?

Chất lỏng này là chất thải của quá trình sản xuất bột ngọt, được Công ty Ajinomoto đưa thêm vào một số chất vi sinh và họ đăng ký nhãn mác là phân bón hữu cơ. Ban đầu, Ami Ami được sử dụng chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ, chủ yếu cho các loại cây công nghiệp.

img
Phân hóa học giá quá cao khiến nhiều nông dân chuyển qua sử dụng Ami Ami.

Khi bón, chất lỏng này không tràn ra môi trường. Tuy nhiên, khi sử dụng cho cây lúa nước, nhiều nông dân đã bơm trực tiếp vào ruộng để chất lỏng này tự hòa tan vào nước. Điều lo ngại là sau đó, khi tháo nước ra ngoài thì một lượng lớn chất hữu cơ cũng theo nguồn nước chảy ra kênh rạch.

Ở Long An, một số huyện vùng Đồng Tháp Mười như Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa bà con nông dân vô tư tháo nước có chứa Ami Ami ra ngoài môi trường, bất chấp việc làm này làm nguồn nước bị ô nhiễm. Nhiều nông dân ở huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) cũng đổ xô mua Ami Ami với giá từ 400 – 450 nghìn đồng/m3 để bón cho lúa. Ở Bến Tre, nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Lách nhiều năm nay mua Ami Ami chứa trong can loại 30 lít bón vào vườn chôm chôm, sầu riêng để cây tươi tốt.

Ông Nguyễn Văn Hải – nông dân xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa, Long An) nói: “Tui thấy giá tiền cũng không bao nhiêu, trong khi phân hóa học bây giờ mắc quá nên cũng thử cho biết. Tui nghe nói có ngộ độc chi đó nhưng chất dư thừa mình thải ra sông, có gì mà sợ”.

Cần thận trọng

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Long An cho biết, ở Long An nông dân sử dụng Ami Ami đã mấy năm nay. Bản thân Công ty Ajinomoto cũng từng cho sử dụng thử nghiệm ở Long An. Người cung cấp liên hệ trực tiếp với nông dân rồi mang xe bồn tới đổ. Bước đầu, có thể thấy loại hóa chất này có một chút hiệu quả là làm lúa xanh tốt. Tuy nhiên, quan điểm của người làm khoa học thì tôi không đồng ý với kiểu sử dụng này.

Cần thiết phải có nghiên cứu cẩn thận và nghiêm túc khi sử dụng cho cây lúa nước. Bản thân chất này khi ra môi trường nồng độ COD cao sẽ hạn chế ôxy để các loài thủy sinh khác có thể sinh sống bình thường.

Sử dụng ở đâu, liều lượng như thế nào vẫn chưa có báo cáo đầy đủ, khoa học. Cần thiết phải có nghiên cứu cẩn thận và nghiêm túc khi sử dụng cho cây lúa nước. Bản thân chất này khi ra môi trường nồng độ COD cao sẽ hạn chế ôxy để các loài thủy sinh khác có thể sinh sống bình thường. Tôi sẽ tham mưu với cấp trên, có thể sẽ có kiến nghị đối với loại hóa chất này và cần thiết phải có nghiên cứu khoa học, đầy đủ khi đưa vào sử dụng cho cây lúa nước.

Tiến sĩ Lê Hữu Hải – Trưởng phòng NNPTNT huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho rằng dùng chất thải công nghiệp “bón” cho lúa nước là việc làm không được khuyến khích và phải hết sức cân nhắc. Hiện chưa có đánh giá khoa học về việc này, do đó nếu để sử dụng đại trà trên ruộng rồi dùng kết quả này để “đánh giá” thì hậu quả có thể sẽ không khắc phục được.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem