Lãi suất cho vay xuống sẽ tạo cơ hội có lợi hơn cho nhiều doanh nghiệp có khả năng vay vốn. Còn những doanh nghiệp không muốn vay vốn thì cách thức tốt nhất để giúp đỡ là Chính phủ tăng chính sách bổ trợ. Còn đối với những doanh nghiệp không có tài sản thế chấp nhưng khả năng kinh doanh và phương án kinh doanh lại tốt thì Chính phủ cần có quỹ bảo lãnh tín dụng. Chỉ có cách đó mới giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn của ngân hàng.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu
Thưa ông, có ý kiến nói, dù lãi vay đã giảm nhưng chưa chắc doanh nghiệp đã mặn mà bởi sự thật là doanh nghiệp đang khó khăn. Vậy làm sao để giải bài toán về đầu ra cho nguồn vốn?- Muốn tăng trưởng được tín dụng thì vấn đề đầu tiên là phải tăng tổng cầu. Khách quan mà nói khi lạm phát thấp thì không phải là yếu tố tốt để tăng tín dụng vì tổng cầu đang thấp. Doanh nghiệp chỉ vay vốn ngân hàng khi doanh nghiệp bán được hàng hóa. Vì thế, Chính phủ phải có chính sách kích cầu tiêu dùng hơn nữa để tăng tổng cầu của nền kinh tế. Doanh nghiệp bán được hàng thì mới mặn mà với vay vốn.
Thưa ông, có thực tế là doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn, nông dân rất cần vốn nhưng cơ chế vay đòi hỏi có tài sản thế chấp. Vậy theo ông cần thay đổi gì trong cơ chế vay hiện nay?
- Có 2 đối tượng luôn cần tới vốn của ngân hàng, đó là doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân. Người nông dân khi thu hoạch xong mùa màng, bán đi thì không còn tài sản thế chấp. Doanh nghiệp làm nhiệm vụ xuất khẩu xuất khẩu hàng xong cũng không còn tài sản thế chấp. Nông dân cũng phải chi tiêu nhiều trong khi tài sản tích lũy ít.
Khi tài sản tích lũy ít cùng với xu hướng tiết kiệm thì tổng cầu không thể tăng, hàng lại tồn kho… người nông dân lại giảm thu nhập. Một vòng xoáy vẫn đang diễn ra. Vì vậy Chính phủ cần có nhiều chương trình để vốn đến tay những đối tượng cần ưu đãi. Nhiều chương trình hỗ trợ tam nông nhưng rất cần có sự phối hợp giữa Quốc hội, ngân hàng và chính quyền.
Xin cảm ơn ông!
Phương Hà (thực hiện) (Phương Hà (thực hiện))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.