Cần ứng xử có văn hóa với lễ hội

Thứ ba, ngày 22/02/2011 15:51 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Lễ hội là một nét truyền thống văn hoá của dân tộc cần được duy trì và tôn tạo, nhưng không thể để lễ hội phát triển một cách tự do và có quá nhiều nội dung truyền bá mê tín dị đoan.
Bình luận 0

Nhân đọc bài Đêm đền Trần "dậy sóng"

Theo thống kê, hàng năm nước có tới 8.000 lễ hội và tháng Giêng là tháng đỉnh cao của mùa lễ hội. Con số như vậy là quá sức lớn. Điều đáng bàn là nhiều lễ hội diễn ra bát nháo, thiếu văn hóa, lễ hội trá hình, biến tướng, thương mại hóa lễ hội… Như vậy, ý nghĩa và giá trị tốt đẹp vốn có của các lễ hội đã bị xem nhẹ.

Tôi chưa từng tới Lễ hội đền Trần nhưng nhìn cảnh chen lấn mà NTNN đăng thì thật là đáng sợ. Không hiểu người ta suy nghĩ thế nào mà bỏ tiền ra, thậm chí liều mạng để giành giật một thứ không có giá trị như vậy. Tôi nghĩ số người thực sự muốn có được ấn thì ít, còn số người muốn lợi dụng sự kiện này để mua đi bán lại nhằm trục lợi thì nhiều.

Lễ hội là một nét truyền thống văn hoá của dân tộc cần được duy trì và tôn tạo, nhưng không thể để lễ hội phát triển một cách tự do và có quá nhiều nội dung truyền bá mê tín dị đoan. Do đó, các cơ quan chức năng của Nhà nước mà trước hết là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần có biện pháp mạnh để chấn chỉnh các hoạt động trên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem