Cảnh báo ớn lạnh về 'Siêu núi lửa' có khả năng phun trào bất cứ lúc nào

Thứ tư, ngày 18/08/2021 09:08 AM (GMT+7)
Các chuyên gia hàng đầu thế giới cảnh báo rằng bất kỳ ngọn núi lửa nào trong số 12 ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới - được gọi là ‘Siêu núi lửa’ - đều có khả năng sẽ phun trào bất kỳ lúc nào.
Bình luận 0
Các nhà khoa học cảnh báo về 'Siêu núi lửa' có khả năng phun trào bất cứ lúc nào  - Ảnh 1.

Trung bình cứ 100.000 năm một lần các siêu núi lửa lại phun trào. Ảnh: Getty

Các nhà khoa học thừa nhận không có cách nào biết được chính xác thời điểm núi lửa phun trào.

12 siêu núi lửa trên thế giới phun ra tro bụi và dung nham mỗi 100.000 năm một lần. Tuy nhiên, thực tế đáng sợ là không có dấu hiệu cảnh báo nào giúp chúng ta chuẩn bị cho lần phun trào tiếp theo.

Theo nghiên cứu, một kỷ băng hà từng được kích hoạt bởi siêu núi lửa Toba của Indonesia khi nó nổ tung cách đây 74.000 năm, tro bụi gần như đã xóa sổ loài người.

Các chuyên gia cho biết siêu núi lửa được xác định nếu xuất hiện ít nhất một vụ phun trào mạnh 8 độ theo Chỉ số phun trào núi lửa (VEI), bao gồm cả Yellowstone ở Mỹ.

Các nhà khoa học cảnh báo về 'Siêu núi lửa' có khả năng phun trào bất cứ lúc nào  - Ảnh 2.

Một đám khói bốc lên từ núi lửa Kilauea ở Hawaii vào ngày 15 tháng 5 năm 2018. Ảnh: Getty

Theo tạp chí Nature Reviews Earth and Environment, một nhóm các nhà khoa học đã cảnh báo rằng việc cố gắng dự đoán các vụ phun trào siêu núi lửa là vô cùng khó khăn.

Các vụ phun trào có cường độ 8 độ richter trở lên giải phóng hơn 1.000 km khối vật chất, đủ để có thể phá vỡ bầu khí quyển trong nhiều thập kỷ tới.

Trong ba vụ phun trào lớn của Yellowstone từ 2,1 triệu đến 640.000 năm trước, núi lửa đã thải ra lượng tro bụi đủ để bao phủ phần lớn phía tây của Bắc Mỹ.

Các nhà khoa học cảnh báo về 'Siêu núi lửa' có khả năng phun trào bất cứ lúc nào  - Ảnh 3.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chưa có dấu hiệu nào cho thấy siêu núi lửa sắp phun trào. Ảnh: Getty

Theo đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ George Cooper, từ Trường Khoa học Trái đất và Môi trường thuộc Đại học Cardiff, các nhà địa chất cần nghiên cứu thêm những núi lửa này để giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn khi chúng bắt đầu có những dấu hiệu bất thường.

Ông nói với Express.co.uk: "Một hệ thống siêu núi khác đang hoạt động khá bất thường là Núi lửa Taupo, New Zealand."

"Những nghiên cứu gần đây sử dụng các vị trí, mô hình của động đất và biến dạng mặt đất đã cho phép các nhà khoa học suy ra vị trí hiện tại của hồ chứa dung nham với đá nóng chảy. Dung nham chảy vào hồ chứa đã dẫn đến nứt đá xung quanh (gây ra động đất)."

"Do đó, chúng ta cần tiến hành giám sát cẩn thận các hệ thống này để hiểu rõ hơn điều gì đã xảy ra ở bên dưới núi lửa."

Hiểu rõ hơn về cách các hệ thống này hoạt động và có thể hoạt động trong tương lai có thể cứu sống rất nhiều người.

Lê Phương (Daily Star)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem