Cảnh giác khi bị tê phù chân, nặng chân - Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chi

Thứ năm, ngày 16/06/2022 07:55 AM (GMT+7)
Cảm giác tê phù chân, nặng chân là triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống. Đây có thể chỉ là hiện tượng bình thường nhanh chóng qua đi, nhưng bạn không nên chủ quan vì tê phù, nặng chân cũng là một trong những biểu hiện cảnh báo bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Bình luận 0

Lý giải hiện tượng phù chân, nặng chân do suy giãn tĩnh mạch

Ở người bị suy tĩnh mạch chi dưới, các van trong lòng tĩnh mạch bị suy giảm chức năng không thể khép kín để giúp đẩy máu về tim, khiến dòng máu chảy ngược lại, làm tăng áp lực và kéo giãn thành tĩnh mạch. Hậu quả dẫn tới tình trạng ứ máu ở chi thời gian dài dẫn đến gây phù, cảm giác nặng chân, vọp bẻ… thậm chí còn có nguy cơ tử vong do huyết khối gây thuyên tắc phổi. Suy tĩnh mạch rất thường gặp ở chân, xảy ra ở khoảng 35% người trưởng thành.

img

Cơ chế của suy giãn tĩnh mạch chi

3 nhóm triệu chứng suy tĩnh mạch chân

Theo các chuyên gia, hầu hết người bệnh suy giãn tĩnh mạch thường chỉ đến bệnh viện khám khi gặp phải các cản trở ảnh hưởng sinh hoạt thường ngày, biểu hiện với các nhóm triệu chứng chính sau:

Ứ trệ máu hạ chi:

- Cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng chân, mỏi chân. Có khi tê bì, như có kiến bò vùng bàn chân.

- Vọp bẻ (chuột rút) ở bắp chân, thường xảy ra về đêm.

- Sưng phù xung quanh hai mắt cá

- Các triệu chứng thường nặng lên về chiều tối sau một ngày làm việc, hoặc sau khi đứng lâu; và thuyên giảm vào buổi sáng khi ngủ dậy, hoặc sau khi nghỉ ngơi, kê cao chân.

Giãn mao mạch và giãn các tĩnh mạch nông ở chân:

- Giãn thân tĩnh mạch chính

- Giãn tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện

- Giãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới

Loét da, da khó lành do loạn dưỡng 

- Người bệnh thấy vùng da ở chân thay đổi sắc tố, da dễ bị chàm, loét da khó lành do tình trạng ứ máu lâu ngày gây nên rối loạn vận chuyển ô xy và dinh dưỡng cho các mô.

img

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi

Phương pháp cải thiện phù chân, nặng chân do suy giãn tĩnh mạch

Tùy vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch mà bác sĩ có hướng điều trị khác nhau cho người bệnh. Phổ biến nhất là điều trị nội khoa với ưu điểm trị tận gốc nguyên nhân, hiệu quả mà tiết kiệm chi phí. Phương pháp này cần người bệnh phải thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp dùng thuốc hoặc đeo tất y khoa.

Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu thì sản phẩm từ dược liệu là lựa chọn thích hợp để cải thiện các biểu hiện bệnh và ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh này. Một số dược liệu như:

- Nhân sâm: tăng cường sức co bóp của tim, từ đó tăng tạo lực hút máu từ tĩnh mạch (đặc biệt là những tĩnh mạch xa như tĩnh mạch chi dưới) và lực đẩy máu giàu oxy, dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

- Hoàng kỳ: chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan. Trên tim mạch, Hoàng Kỳ có tác dụng làm tăng tính co và biên độ co.

- Hoè hoa: giúp tăng cường sức bền thành mạch, giảm tính thẩm thấu của mạch máu, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu bị tổn thương, chống kết tập tiểu cầu.

- Đương quy: tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng.

- Xích thược: tác dụng làm mát, hoạt huyết, thông mạch, làm tan máu ứ tụ...

- Địa long: trên hệ tim mạch, nhờ hoạt chất chính là Lumbritin, Địa long có tác dụng phá huyết.

- Bạch thược: dùng trong các trường hợp bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não.

- Xuyên khung: trên hệ tim mạch, với thành phần hoá học là Ligustrazin, có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu, dự phòng tạo cục máu đông ở mạch máu, tăng nhịp tim và tăng lưu lượng máu.

- Hồng hoa: tác dụng thông kinh, phá ứ huyết, sinh huyết, hoạt huyết, giảm mức cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Trong nhiều nghiên cứu thấy rằng những thảo dược như Nhân sâm, Hoàng kỳ, Hòe hoa, Đương quy, Địa long, Xích thược, Bạch thược, Xuyên khung, Hồng hoa có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch, với cơ chế tác động chính vào hệ tĩnh mạch sâu của chi dưới giúp hỗ trợ hoạt huyết, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ tăng sức bền thành mạch đồng thời tán huyết và ngừa huyết khối. Giúp giảm các triệu chứng đau mỏi chân, tê phù chân, chuột rút, tĩnh mạch nổi li ti dưới da. Phù hợp cho những người có yếu tố nguy cơ bệnh lý mạch máu như thường xuyên trong tư thế đứng lâu, ngồi lâu, hoạt động chân tay có cường độ cao, béo phì, cao huyết áp, ít vận động, xơ vữa mạch máu.

img

TPBVSK Hộ Mạch An – Dùng cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Hiện nay, để kế thừa và phát huy hiệu quả từ những dược liệu trên, viên uống TPBVSK Hộ Mạch An đã được bào chế thành công để giúp người sử dụng được tiện lợi mà hiệu quả vẫn còn nguyên vẹn.

Sản phẩm giúp hỗ trợ hoạt huyết, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ tăng sức bền thành mạch. Được khuyến cáo dùng cho người bị suy giãn tĩnh mạch do thành mạch yếu. Người khí huyết ứ trệ, lưu thông máu kém gây đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay.

Nếu thường xuyên có hiện tượng chuột rút về đêm, người bệnh cần sớm thăm khám để điều trị sớm. Sử dụng TPBVSK Hộ Mạch An như là một giải pháp cho người bị suy giãn tĩnh mạch.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

img

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem