Cao Bằng: Từ loài cây thẳng tuồn tuột, chế ra những thứ quen quen, nhà nào cũng phải dùng mà kiếm bộn tiền

Chiến Hoàng Thứ năm, ngày 05/11/2020 06:15 AM (GMT+7)
Dù đã có tuổi, nhưng bà Nông Thị Hòa (trú tại thôn Nà Vai, xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) lại chẳng hề nghỉ ngơi, dưỡng già như bao người. Vừa cầm sổ hưu trên tay, bà đã nghĩ ngay đến việc mở xưởng sản xuất tăm tre, đũa tre, tạo công ăn việc làm cho những lao động tại địa phương.
Bình luận 0

Trên đường đến xưởng sản xuất đũa, tăm tre của HTX Kim Thạch, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạch An không tiếc lời ngợi khen bà Nông Thị Hòa - Giám đốc HTX, nhất là ở ý chí và sự quyết tâm làm giàu của bà, dù bà Hòa đã có tuổi.

Cao Bằng: Tuổi cao không ngại khó, vừa nghỉ hưu liền mở xưởng tạo việc làm cho gần 30 lao động - Ảnh 1.

Cây trúc và cây vàu tại tỉnh Cao Bằng rất sẵn, nên rất yên tâm về nguồn nguyên liệu cho hoạt động của xưởng.

Cao Bằng: Tuổi cao không ngại khó, vừa nghỉ hưu liền mở xưởng tạo việc làm cho gần 30 lao động - Ảnh 1.

Phía cửa lò hấp sấy, một nhân công vẫn miệt mài dù đã cuối ngày.

Xưởng sản xuất đũa, tăm tre của HTX Kim Thạch được đặt tại thôn Nà Vai, xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Khi chúng tôi đến, các nhân công đã ngơi tay kết thúc một ngày làm việc, chỉ còn lại bà chủ có gương mặt phúc hậu và một nhân công vẫn miệt mài "chăm lửa" bên lò hấp sấy nguyên liệu.

Cao Bằng: Tuổi cao không ngại khó, vừa nghỉ hưu liền mở xưởng tạo việc làm cho gần 30 lao động - Ảnh 2.

Nhân công "chăm lửa" hấp sấy nguyên liệu, thành phẩm.

Cao Bằng: Tuổi cao không ngại khó, vừa nghỉ hưu liền mở xưởng tạo việc làm cho gần 30 lao động - Ảnh 4.

Cao Bằng: Tuổi cao không ngại khó, vừa nghỉ hưu liền mở xưởng tạo việc làm cho gần 30 lao động - Ảnh 5.

Một số nguyên liệu đã được xử lý tại xưởng sản xuất của HTX Kim Thạch, xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Bà Hòa cho biết, sở dĩ HTX chọn đầu tư vào sản xuất đũa, tăm tre bởi nguyên liệu như cây tre, trúc và vàu ở địa phương rất sẵn, có thể khai thác mấy mươi năm không hết, chưa kể vừa khai thác vừa trồng thêm cây nguyên liệu. Về đầu ra, có một công ty tăm tre lớn đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTX.

"Trước khi nghỉ hưu theo chế độ, tôi là Trạm Trưởng Trạm Y tế xã Kim Đồng. Lúc mới cầm sổ hưu, tôi đã nghĩ sẽ mở xưởng sản xuất tăm tre và đũa. Khi các con nghe ý tưởng của tôi đều bảo, nếu mẹ thấy làm được thì cứ làm. Tôi tin là sẽ làm được nên đã quyết định đầu tư"- bà Hòa chia sẻ.

Cao Bằng: Tuổi cao không ngại khó, vừa nghỉ hưu liền mở xưởng tạo việc làm cho gần 30 lao động - Ảnh 3.

Giám đốc HTX Kim Thạch nguyên là Trạm Trưởng Trạm Y tế xã Kim Đồng (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) mới nghỉ hưu theo chế độ.

Cao Bằng: Tuổi cao không ngại khó, vừa nghỉ hưu liền mở xưởng tạo việc làm cho gần 30 lao động - Ảnh 4.

Một số sản phẩm đũa, tăm tre... tại xưởng sản xuất của HTX Kim Thạch, xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

"Về sản phẩm của HTX chúng tôi, chủ yếu là tăm hương, tăm tre, que xiên và đũa dùng một lần. Trung bình một ngày, xưởng sản xuất của chúng tôi cũng cho ra được 1,5 tấn thành phẩm.

Hiện nay, chúng tôi đang có 24 nhân công, các nhân công đều được tập huấn, học việc và có mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Nếu để đúng theo tính toán, chúng tôi phải có hơn 30 lao động mới có thể đảm bảo được hoạt động của xưởng.

Hiện, HTX của chúng tôi đã đầu tư vào đó hơn 6 tỷ đồng, cũng phải vay mượn khá nhiều, phía Hội Nông dân huyện cũng đã tạo điều kiện cho chúng tôi vay 109 triệu đồng, nên cũng đỡ được phần nào", bà Hòa cho biết thêm.

Cao Bằng: Tuổi cao không ngại khó, vừa nghỉ hưu liền mở xưởng tạo việc làm cho gần 30 lao động - Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng mong muốn các hội viên mạnh dạn vay và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạch An (tỉnh Cao Bằng) cho biết, nguồn vay của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Thạch An cơ bản đều được người vay sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

"Khi HTX Kim Thạch đặt vấn đề vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân huyện đã hướng dẫn HTX chuẩn bị thủ tục hồ sơ. Sau khi thẩm định, chúng tôi tin tưởng về sự phát triển của HTX nên đã thành lập đoàn để đến giải ngân. Hoạt động này hỗ trợ dù rất nhỏ nhưng cũng góp phần giúp HTX giải quyết được chút ít khó khăn.

Từ sự phát triển của HTX Kim Thạch, mong rằng các đơn vị khác của các hội viên nông dân trong toàn huyện sẽ mạnh dạn vay vốn, đầu tư phát triển để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giải quyết công ăn việc làm cho hội viên nông dân trên địa bàn toàn huyện", Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạch An bộc bạch.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem