Cấp bách chống lạm phát, tăng giá

Thứ ba, ngày 22/03/2011 06:08 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, năm 2011 sẽ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm ổn định nền kinh tế, chống lạm phát, tăng giá.
Bình luận 0

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XII sáng 21.3, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và những giải pháp tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

Lạm phát gây ảnh hưởng  xấu đến nền kinh tế

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, năm 2011 sẽ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm ổn định nền kinh tế, chống lạm phát, tăng giá.

img
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng trình bày giải pháp điều hành kinh tế - xã hội năm 2011 tại phiên khai mạc.

Theo đó, sẽ hạn chế tăng cung tiền, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn khu vực phi sản xuất. Bình ổn tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối, kiểm soát các hoạt động kinh doanh vàng. Chính sách tài khoá cũng được thực hiện thắt chặt, cắt giảm đầu tư công và bội chi Ngân sách Nhà nước...

Trong báo cáo thẩm tra, Uỷ ban Kinh tế tỏ ra lo ngại trước “một số vấn đề xã hội bức xúc” ngay trong những tháng đầu năm 2011: Ngoài tính không vững chắc của các cân đối lớn thì các yếu tố mới đang gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế: Lạm phát tiếp tục gia tăng sức ép, nhất là sau khi điều chỉnh tỷ giá và tăng giá một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như xăng (tăng 17,68%), điện (tăng 15,28%).

Lãi suất tiền gửi có lúc lên tới 17%/năm. Tỷ giá trên thị trường tự do có thời điểm cao hơn tỷ giá chính thức 10%... đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bất mất ổn định nền kinh tế. Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị 3 nhóm giải pháp trong năm 2011, trong đó Chính phủ cần điều tiết giảm tổng cầu của nền kinh tế để giảm bớt sức ép lạm phát; ưu tiên vốn cho sản xuất, kiên quyết quản lý thị trường vàng và ngoại tệ...

Rút kinh nghiệm vụ Vinashin

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực đã báo cáo bổ sung trước Quốc hội về tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn.

Một số mục tiêu kinh tế - xã hội 2011

Phấn đấu tăng thu ngân sách

7-8% so với dự toán.

Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên. Giảm bội chi NSNN xuống dưới 5%

Nhập siêu không quá 16%

Tiết kiệm 10% điện trong sản xuất và tiêu dùng

Hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo 30 nghìn đồng/hộ/tháng tiền điện.

Theo đó, Thủ tướng, Phó Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã tiến hành kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với Vinashin.

Bộ Chính trị, sau kết luận của Uỷ ban Kiểm tra T.Ư cho rằng: Với chức năng là chủ sở hữu và quản lý nhà nước đối với Vinashin, Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã có thiếu sót khuyết điểm.

Bộ Chính trị đã cân nhắc kỹ trên nhiều mặt và bỏ phiếu việc thi hành kỷ luật đối với tập thể và cá nhân những người có liên quan và sau đó quyết định không xử lý kỷ luật mà “chỉ yêu cầu các tập thể và cá nhân liên quan phải nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm…”.

Tại kỳ họp, Phó thủ Tướng Thường trực Chính phủ cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện, làm rõ tình hình và sai phạm ở Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện kết quả thanh tra để báo cáo.

Hôm qua, các vị đại biểu Quốc hội cũng đã nghe báo cáo tổng kết hoạt động và báo cáo công tác nhiệm kỳ của: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem