Vì sao một chính sách được đánh giá là “ưu việt” do nông dân có thể quyết định được nghề học, nơi học của mình lại thí điểm lâu đến vậy? Cơ quan chủ trì là Bộ NNPTNT đã thẳng thắn nhận định, việc cấp thẻ học nghề đang được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 66/2010/TTLT-BNNPTNT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn quản lý, phát hành, sử dụng thí điểm thẻ học nghề nông nghiệp từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo.
Kết quả, Bến Tre đã cấp 4.689 thẻ học nghề, trong đó 1.602 thẻ màu đỏ, còn lại là thẻ xanh và thẻ vàng. Đến cuối năm 2011, tổng số lao động nông thôn được đào tạo là 3.554 học viên (đạt 75,8% so với tổng số thẻ được phát ra) thời gian đào tạo là 3 tháng.
Còn tại Thanh Hoá, tỉnh này đã tổ chức mở 55 lớp với 1.915 học viên, trong đo có 959 thẻ màu đỏ, 150 thẻ màu xanh và 806 thẻ màu vàng.
Dù đánh giá số lao động có việc làm sau khi được học nghề đạt từ 70-90% nhưng Bộ NNPTNT vẫn chỉ ra các nhược điểm như: Trên địa bàn một xã, số người đăng ký học nhiều nghề khác nhau, nhiều cơ sở dạy nghề khác nhau, gây khó khăn trong tổ chức lớp học; tổ chức thực hiện còn lúng túng, vì quen thực hiện theo tư duy cũ, chưa đáp ứng nhu cầu của người học. Có một số lớp không đủ số lượng học viên phải điều chỉnh nhiều lần, số lao động thực học chỉ đạt 75,8% số thẻ được cấp...
Vì vậy, hiện Bộ NNPTNT vẫn tiếp tục phải chỉnh sửa chính sách để khắc phục khó khăn trước khi nhân rộng ra cả nước.
Lê An
Vui lòng nhập nội dung bình luận.