Cát biển
-
Đại diện Bộ GTVT cho biết, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang sử dụng duy nhất nguồn vật liệu cát đắp từ các mỏ cát sông được UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long cấp cho dự án theo cơ chế đặc thù.
-
Bí thư và Chủ tịch tỉnh Hậu Giang vừa làm việc với Bí thư và Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng nhờ hỗ trợ nguồn cát sông và cát biển để làm đường cao tốc. Theo đó, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thống nhất hỗ trợ cho tỉnh Hậu Giang 3,5 triệu m3 cát sông và cát biển.
-
Ngày 13/6, Bộ NNPTNT đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đánh giá ảnh hưởng của sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp dự án đường cao tốc Bắc Nam.
-
Trên cơ sở ý kiến của Bộ TNMT, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, đã có thể cho phép khai thác cát biển làm đường cao tốc, theo cơ chế đặc thù.
-
Theo Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, vừa qua Bộ TNMT đã hoàn thành xong đề án đánh giá trữ lượng ở khu vực tỉnh Sóc Trăng và có thể khai thác ngay 145 triệu m3, cách bờ gần 20km, thân mỏ chiều sâu 7m, tuy nhiên, Bộ đưa ra khuyến cáo chỉ nên lấy sâu 2m để giảm tác động đến môi trường.
-
TS. Trần Khắc Tâm cho biết, khai thác cát biển phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam cần phải kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng sạt lở bờ biển, gây mất an ninh, trật tự, ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác cát biển.
-
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đã báo cáo Chính phủ về hàng loạt khó khăn trong quản lý, cấp phép khai thác cát biển phục vụ các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù.
-
Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang kết luận, lúa chết cặp công trình đường cao tốc Bắc Nam (đoạn đi qua ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy) là do "nhân tai" làm nguồn nước nhiễm mặn, trong khi đó, nhà thầu vẫn nói không dùng cát biển.
-
Bộ GTVT vừa có thông báo một số kết quả, nội dung chính việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông.
-
Khi dùng cát biển thay thế cát sông để làm đường cao tốc, phải xử lý khâu rửa muối, sao cho không ảnh hưởng tới môi trường trong thời gian dài.