Hỏi chuyện về cây bồ đề kỳ lạ dáng "tứ trụ" này, cụ Nguyễn Phượng, 93 tuổi, một cư dân ở khu phố cho biết: Năm Mậu Thân 1968 khi cụ dọn đến đây ở thì cây bồ đề này đã cao lớn lắm rồi, cành lá sum sê nhưng gốc rễ thì chưa có dáng đẹp như bây giờ. Trải qua bao năm tháng dãi dầu mưa nắng, dần dần gốc rễ cây bồ đề càng phát triển to ra, uốn lượn tự nhiên tạo hình 4 cột trụ trông thật hấp dẫn.
Còn theo bà Trần Thị Lựu, nhà ở bên kia đường đối diện cây bồ đề kỳ lạ dáng "tứ trụ" thì, cây đại thụ này không những có hình dáng lạ mắt, mà còn rất “linh thiêng”, lâu nay đã trở thành nơi phụng thờ cho những người chết đường chết xá vì tai nạn giao thông ở quanh khu vực này. Muôn Rằm tứ quý đều có người đến chăm lo hương khói, cúng lễ. “Thường cứ dịp đầu năm, bà con tổ chức cúng xóm tại đây để nguyện cầu “âm siêu, dương thái. Năm hết, Tết đến là người dân xung quanh đến làm vệ sinh, quét vôi cho cây “tứ trụ” sạch sẽ, uy nghiêm” – bà Lựu cho biết thêm.
Quan sát trực tiếp, cây bồ đề kỳ lạ dáng "tứ trụ" với tán rất rộng, nhiều đọt non vẫn đang vươn cao đến tận tầng 5 của một khách sạn có cổng ở ngay sát với cây. Do tán cây tỏa bóng mát cả một vùng, nên tại vị trí cây bồ đề mọc trở thành “bến đậu” lý tưởng cho các xích lô, xe ôm chờ đón khách.
Rễ cây mọc ngẫu nhiên, nhưng có hình bốn cột trụ, trông thật lạ mắt.
Người dân ở đây còn kể những câu chuyện huyền bí về bồ đề cổ thụ và gọi là “Cây Ngài”.
Tán cây tỏa bóng mát một vùng giữa lòng thành phố Huế yên bình, cổ kính.
Nơi gốc cây bồ đề còn được người dân thờ phượng những “oan hồn” chết vì lý do nào đó mà họ cho là “vô gia cư”…
Cứ dịp Tết đến, Xuân về, “bàn thờ” bồ đề được người dân khu phố quét dọn, sơn vôi sạch sẽ, trang nghiêm.
Cây bồ đề cổ thụ vươn cao đến tận tầng 5 khách sạn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.