Cây di sản
-
Theo hồ sơ, cây cổ thụ là cây gạo miếu bà Cô ở thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam xác nhận có chiều cao 27,5m, diện tích phủ tán gần 300m2, đường kính thân cây 2,4m, có tuổi thọ trên 200 năm.
-
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có quyết định 434 về việc công nhận cây rỏi mật (Garcinia celebica L.) có tuổi đời hơn 500 tuổi tại Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam.
-
3 cây cổ thụ ở xã Vĩnh Thành và An Hòa là những cây cổ thụ đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2024.
-
Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa), hiện có một cây cổ thụ là cây thị với tuổi đời khoảng 700 tuổi. Điều kỳ lạ là cụ cây gần thọ bằng ông Bành Tổ này hàng năm vẫn ra hoa kết quả trĩu cành.
-
Đầu năm 2025, ấp 2, xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Long An có 3 cây cổ thụ được công nhận là Cây di sản, trong đó có cây me và cây đa sộp tại đình Bình Lục.
-
Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.
-
Ngày 04/1/2025 vừa qua, UBND huyện Bến Lức (tỉnh Long An) tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam (cây đa, ấp 6, xã Bình Đức). Cây cổ thụ được công nhận là một cây đa hơn 100 năm tuổi.
-
Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.
-
Nằm sừng sững ở địa phận giáp ranh 2 xã Xuân Khang (huyện Như Thanh) và Tân Bình (huyện Như Xuân) của tỉnh Thanh Hóa, một cây cổ thụ-cây lim xanh gần nghìn năm tuổi được đồng bào người dân tộc Thái xem là “báu vật” còn sót lại của rừng già, biểu thị cho sức sống mãnh liệt, sự cố kết bền vững của cộng đồng dân cư.
-
Dù được xây dựng dưới thời vua Quang Toản nhà Tây Sơn, thế nhưng ngôi chùa cổ (có những cây cổ thụ) mang tên Đá Trắng ở thôn Cần Lương, xã An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) lại được các vua nhà Nguyễn yêu thích, bởi sự thơm ngon đặc biệt của những quả xoài Đá Trắng hái trên các cây xoài cổ thụ được trồng ở đây.