Cây cổ thụ kỳ mỹ 500 tuổi ở tỉnh Lai Châu được công nhận Cây di sản, là cây trong sách Đỏ Việt Nam

Tuấn Hùng Thứ ba, ngày 05/03/2024 15:08 PM (GMT+7)
Ngày 4/3, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao Quyết định công nhận cây du sam-cây cổ thụ kỳ mỹ có tuổi thọ khoảng hơn 500 năm ở xã Tà Mung, huyện Than Uyên, Lai Châu là Cây di sản Việt Nam, cây có trong sách Đỏ Việt Nam.
Bình luận 0

Video: Cây du sam-cây cổ thụ kỳ mỹ có tuổi thọ khoảng hơn 500 năm ở huyện Than Uyên của Lai Châu vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao Quyết định công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây du sam-cây cổ thụ thọ hơn 500 năm tuổi mọc trên núi đất là cây có trong sách Đỏ Việt Nam

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Than Uyên chỉ còn một cây du sam cổ thụ tại xã Tà Mung; trên website sinh vật rừng Việt Nam đã giới thiệu đặc điểm nhận dạng của loại cây này.

Cây du sam ở xã Tà Mung mọc trên vùng núi đất nên gọi là cây du sam núi đất. Người dân tộc Mông ở Tà Mung gọi là cây pơ mu chua. 

Đây là cây cổ thụ duy nhất được tìm thấy và bảo tồn ở xã Tà Mung.

Cây cổ thụ kỳ mỹ này có tuổi đời khoảng 500 tuổi. Cây mọc ở sườn núi dốc, phía Nam của xã Tà Mung, thuộc địa bàn bản Đán Tọ, trên taluy của suối Nậm Mở, hướng chảy về phía xã Khoen On. Cây cổ thụ có chu vi gốc là 4,57m, chiều cao trên 20m.

Cây cổ thụ kỳ mỹ 500 tuổi ở tỉnh Lai Châu được công nhận Cây di sản, là cây trong sách Đỏ Việt Nam- Ảnh 2.

Cây cổ thụ kỳ mỹ-cây du sam (Keteleeria evelyniana Mast.) mọc tại một núi đất ở khoảnh 8 tiểu khu 514 nằm trong lâm phần rừng sản xuất thuộc UBND xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Theo lời kể của các già làng, cây du sam núi đất ở xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu từng bị sét đánh 2 lần.

Đó là sét đánh cây cổ thụ này lần một vào năm 1997. Sét đánh lần 2 vào năm 2021 khiến cây cổ thụ bị khô 1 phần thân.

Tuy nhiên cây cổ thụ kỳ lạ này vẫn xanh tốt; hệ thực vật cộng sinh trên tán cây khá phong phú. 

Tán lá rộng chừng 20m2, qua quan sát có thể thấy, nhiều loài phong lan, dương sỉ, tầm gửi và rêu bám trên thân cây, cành cây và tán lá.

Cây cổ thụ kỳ mỹ 500 tuổi ở tỉnh Lai Châu được công nhận Cây di sản, là cây trong sách Đỏ Việt Nam- Ảnh 4.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Than Uyên, Lai Châu chỉ còn một cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi thọ-đó là cây du sam cổ thụ tại xã Tà Mung. Loài cây này có trong sách Đỏ Việt Nam là một trong những loài cây bản địa quý hiếm.

Trong thời kỳ khánh chiến chống thực dân Pháp, xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là một trong những địa bàn bị giặc Pháp ném bom dữ dội.

Bom đạn do giặc Pháp trút xuống các cánh rừng đã làm cháy nhiều héc ta rừng, hủy diệt nhiều loài thực vật, động vật. 

Cây du sam núi đất ở đây là một trong những cây hiếm hoi còn tồn tại sau chiến tranh với sức sống mãnh liệt, trở thành một biểu tượng của núi rừng Tà Mung, có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông.

Cây cổ thụ kỳ mỹ 500 tuổi ở tỉnh Lai Châu được công nhận Cây di sản, là cây trong sách Đỏ Việt Nam- Ảnh 6.

Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã trao Quyết định công nhân cây du sam cổ thụ ở xã Tà Mung, huyện Than Uyên, Lai Châu là Cây di sản Việt Nam.

Hiện nay, việc bảo vệ cây du sam núi đất được bà con và UBND xã Tà Mung coi là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm mục đích bảo vệ cây và duy trì nguồn gen quý của cây du sam. 

UBND xã Tà Mung đã ra quyết định thành lập Ban Quản lý Cây di sản với mục tiêu bảo vệ, đồng thời sưu tầm, nhân giống để phát triển nhiều thêm cây du sam.

Một số hình ảnh tại lễ công bố Quyết định công nhận cây du sam là Cây di sản Việt Nam ở xã Tà Mung:

Cây cổ thụ kỳ mỹ 500 tuổi ở tỉnh Lai Châu được công nhận Cây di sản, là cây trong sách Đỏ Việt Nam- Ảnh 8.

Cây cổ thụ kỳ mỹ 500 tuổi ở tỉnh Lai Châu được công nhận Cây di sản, là cây trong sách Đỏ Việt Nam- Ảnh 9.

Cây cổ thụ kỳ mỹ hơn 500 năm tuổi ở Than Uyên, tỉnh Lai Châu là một trong những loài cây bản địa quý hiếm có trong sách Đỏ Việt Nam.

Cây cổ thụ kỳ mỹ 500 tuổi ở tỉnh Lai Châu được công nhận Cây di sản, là cây trong sách Đỏ Việt Nam- Ảnh 10.

Cây du sam thường mọc trên núi có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Cây du sam là loài đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Cây cổ thụ kỳ mỹ 500 tuổi ở tỉnh Lai Châu được công nhận Cây di sản, là cây trong sách Đỏ Việt Nam- Ảnh 11.

Cây cổ thụ kỳ mỹ 500 tuổi ở tỉnh Lai Châu được công nhận Cây di sản, là cây trong sách Đỏ Việt Nam- Ảnh 12.

DU SAM LÀ LOÀI CÂY GÌ?

Cây du sam thuộc họ cây gỗ, cao đến 35m, đường kính từ 60 – 80cm; thân có màu nâu đỏ hoặc nâu nhạt, tán hẹp; cành non có lông khi già nhẵn; chồi hình trứng có lông hay nhẵn.

Cây du sam thường mọc trên núi có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Cây du sam là loài đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Năm 1996 được đánh giá là loại nguy cấp bậc 5 và danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm 2 của Nghị định số 32/2006/NĐCP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem