CENGROUP hiện là doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với mũi nhọn là bất động sản. Trong 15 năm hình thành và phát triển, có giai đoạn nhân sự toàn tập đoàn lên tới hơn 3000 người, trong đó phần lớn đều có thâm niên từ 6 tháng đến trên 14 năm.
CEO Nguyễn Trung Vũ chia sẻ: Cách anh và ban lãnh đạo doanh nghiệp này đang làm đó là không chỉ đưa ra chính sách lương, thưởng có lợi cho nhân viên, mà song song đó là thổi niềm đam mê và tạo động lực, thúc đẩy nhân viên rèn giũa sức chịu đựng, vượt qua khó khăn.
CEO Nguyễn Trung Vũ
Cuộc sống rất cần sức bền, sự dẻo dai, tinh thần vượt khó
Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong công việc, sẽ có rất nhiều điều khiến mỗi người cảm thấy không vừa lòng như: bị người khác chạm tới sĩ diện của bản thân, sếp mắng vô cớ, bạn bè, đồng nghiệp chơi xấu, bị ganh ghét, đố kỵ... dù ta chẳng làm gì sai. Tất tật những điều đó làm chúng ta mệt mỏi, khó chịu, stress. Vào những lúc ấy, nhiều người thường chọn “xả” bằng cách viết một startus dài trên mạng xã hội, thậm chí nói những lời khiếm nhã, không hay, miễn sao “đã miệng”...
Không sao, chẳng ai vui vẻ khi bị nói xấu, bị mắng,... và mỗi người đều có cách riêng để giải quyết vấn đề của mình. Nhưng, nếu những cách giải quyết là oán hận, mắng nhiếc người đã khiến bạn không vui thì chắc chắn bạn đã sai lầm.
Muốn trở thành một người thành công, đầu tiên chúng ta cần phải rèn luyện để vượt qua những “mưu hèn, kế bẩn” được giăng khắp nơi trong cuộc sống. Người thành công phải là người hiểu tâm lý đám đông và giỏi ứng xử, dễ dàng chịu được "sóng gió", sẵn sàng chịu đựng được các diễu cợt, hành hạ, thậm chí cả xỉ nhục... những lúc cần.
Còn nếu không, bạn đã thua cuộc! Bởi chính cái bản ngã của mình bạn còn không thể chinh phục được, làm sao có thể thắng được thiên hạ? Làm sao nổi trội và thực sự khác biệt?
Tất nhiên là con người, ai chẳng có sĩ diện, làm sao có thể dễ dàng để người khác dày xéo đến lòng tự ái của mình được? Nhưng những lúc đó, chúng ta phải nhớ rằng:Sĩ diện phải phục vụ nhu cầu giao tiếp, lòng tự tôn phải đúng mức, chớ quá coi sĩ diện mà mất đi sự nghiệp, tình bạn và các quan hệ tốt đẹp khác. Người tự cao tự đại hoặc hơi tí là tự ái thì cũng chẳng thể có nhiều bạn bè, nói chi đến người thân tín?
Sĩ diện phải tùy từng trường hợp cụ thể, khi gặp các trường hợp éo le, đụng đến lòng tự ái cần bình tĩnh xử trí, kiềm chế và luôn suy nghĩ theo hướng tích cực.
Khi làm một việc gì đó bằng tất cả trái tim và khối óc của mình, đừng để ý tới thị phi. Những lời chê bai, phê phán,... đôi khi chỉ là thử thách của đối tác, sếp, đồng nghiệp với bạn mà thôi.
Hãy cẩn trọng! Đừng vì sự mất cân bằng tâm lý mà đổ công sức của bạn, của nhóm, công ty bạn xuống sông, xuống biển.
Muốn làm sếp hãy tạo sức hút
Tôi đã từng thấy ở nhiều nơi, ngay cả công ty của chúng tôi đã có giai đoạn nhân viên nghỉ việc nhiều dù lương, phúc lợi luôn tăng hàng quý. Và tôi phát hiện ra nhiều khi nhân viên nghỉ việc lại bởi những lý do rất đơn giản mà ít ai nhận ra: họ không hài lòng về người quản lý trực tiếp. Hay đơn giản, người quản lý không tạo được sức hút để họ ở lại.
Bởi vậy theo tôi, để giữ chân nhân sự, người quản lý phải tạo cho mình một “sức hút” thật mạnh mẽ. Hãy khiến nhân viên nể phục chứ không phải dọa dẫm, quát tháo hoặc ra oai khi là sếp!
Và muốn có sức hút, bạn hãy:
Làm cho nhân viên thấy họ rất quan trọng - và họ thực sự quan trọng, nếu không có họ thì làm sao bạn có thể làm sếp đúng không?
Cho đi là nhận lại - Đối xử với nhân viên thế nào thì sẽ nhận lại thế, bạn muốn được nể trọng thì đừng quên đặt quyền lợi của nhân viên lên trên quyền lợi của mình.
Biết nhận trách nhiệm, không đổ lỗi cho cấp dưới.
Nói một là một, hai là hai. Đừng nói trước quên sau.
Hãy coi nhân viên là đồng đội của bạn, họ sẽ coi bạn là chiến hữu của họ. Khi có đồng đội, bạn có thể chiến thắng mọi vấn đề. Quan trọng hơn bạn sẽ không bao giờ lạc lõng, hay cảm thấy cô đơn trên đường thực hiện mơ ước và đam mê của mình.
Hãy cứ đi rồi chắc chắn bạn sẽ đến đích!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.