Xin luật sư cho biết, việc phản đối của các con tôi có ảnh hưởng về mặt luật pháp tới quyết định bán nhà của vợ chồng tôi không?
(Phạm Hồng A, quận Tân Bình, TP.HCM).
Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời:
Thứ nhất: Nếu căn nhà này là tài sản chung của hai vợ chồng ông được thể hiện bằng việc sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng hoặc đứng tên vợ (hay chồng) nhưng là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà không phải tài sản được tặng cho riêng hoặc thừa kế riêng:
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân gia đình quy định vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vì vậy, hai vợ chồng bác sẽ có toàn quyền định đoạt việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không cần sự đồng ý của các con.
Thứ hai: Nếu căn nhà này là tài sản chung của gia đình thể hiện bằng việc sổ đỏ đứng tên hộ gia đình:
Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
"1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý."
Theo đó, việc chuyển nhượng sẽ phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các thành viên trong gia đình, cụ thể là những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm được cấp sổ đỏ.
--------------------
Chuyên mục do Trung tâm Tư vấn pháp luật nông dân (Hội NDVN) phối hợp với Báo NTNN, Công ty Luật Hợp danh Hồng Bách và cộng sự thực hiện.
Điện thoại liên hệ: 043.7868574
Vui lòng nhập nội dung bình luận.