Con người rất bận rộn với công việc đó là anh Vũ Xuân Phong - Trưởng phòng Dạy nghề - Việc làm (Sở LĐ-TB&XH Ninh Bình). Việc làm này là để tránh trường hợp số người đi học ít lại ghi tên nhiều để lấy kinh phí hoặc tên người có trong danh sách thì vắng, mà người ngoài chỉ tiêu lại có mặt, làm cho đối tượng đào tạo bị sai lệch.
|
Học nghề mây tre ở Ninh Bình |
Thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định 1956, sau khi điều tra nhu cầu học nghề của nông dân và khả năng nhận LĐ của DN trên địa bàn, ngành LĐ-TB&XH Ninh Bình lên kế hoạch dạy nghề. "Chúng tôi hướng dẫn cơ sở xây dựng đề án, lên danh sách cụ thể của từng lớp học: Tên, tuổi, địa chỉ của từng người ở mỗi lớp học. Sau khi xây dựng đề án, sở tổ chức thẩm định cụ thể mới "rót" kinh phí xuống nơi đào tạo, không qua khâu trung gian" - anh Phong giải thích.
Sau đó, anh còn phải có trách nhiệm theo dõi xem người LĐ sau khi đào tạo có việc làm không, làm ở cơ sở nào? Muốn vậy, cán bộ dạy nghề còn phải điều tra khả năng của DN xem có năng lực tạo việc làm ổn định hay không. Có phải là cơ sở thật sự thiếu LĐ hay chỉ tạo cớ đào tạo nghề để xin kinh phí. “Vì vậy, chúng tôi đi như đèn cù, mệt, nhưng vui vì mình làm việc có trách nhiệm thì công tác dạy nghề cho nông dân mới có kết quả tốt được”- anh Phong nói.
Lan Anh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.