Chăm sóc móng bò sữa

Thứ sáu, ngày 24/12/2010 16:14 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Chân móng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe bò sữa, trong việc chịu đựng toàn bộ sức nặng hàng trăm kg của cơ thể bò sữa. Điều này giải thích vì sao một trong các hạng mục để đánh giá bò sữa tốt là phải có bộ móng tốt.
Bình luận 0

Các tiêu chuẩn của móng bò

Cân đối và vững chắc là hai yếu tố quan trọng nhất của móng bò đạt chuẩn. Điều này thể hiện ở chiều dài móng, góc móng, phần đế móng và phần sừng móng. Chiều dài móng là chiều dài bờ trước của móng phải cân xứng với chiều cao của bò.

Từ năm 1996, FrieslandCampina VN (với các nhãn hiệu nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, YoMost, Friso, Fristi…) đã thực hiện việc ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với các hộ nông dân và tiến hành chương trình Phát triển ngành sữa nhằm giúp nông dân chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững. Trong gần 15 năm qua, công ty đã đầu tư hơn 10 triệu đôla Mỹ cho các hoạt động: Xây dựng 4 trung tâm làm lạnh, 41 điểm thu mua, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng đội ngũ khuyến nông với hơn 70 người để hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi bò. Ngoài ra, chương trình luôn khuyến khích người nông dân sản xuất sữa chất lượng tốt thông qua chính sách trả tiền theo chất lượng sữa.

Đối với bò Hà Lan thuần, chiều dài chuẩn của móng trong là 7,5cm. Nhìn một bên khi bò đứng thẳng, móng tiếp xúc với mặt đất tạo thành một góc 450 là tốt nhất. Với góc móng này, khi đứng toàn bộ trọng lượng của cơ thể bò sẽ rơi vào điểm giữa của móng bò, giúp cho tư thế đứng của bò vững chãi.

Phần thịt mềm dưới móng có các mạch máu và dây thần kinh là phần dễ tổn thương và viêm nhiễm khi móng có cấu tạo bất thường. Tuy nhiên, phần thịt mềm dưới móng được bảo vệ bởi phần sừng móng và được hỗ trợ bởi phần đế móng.

Phần sừng móng phát triển trên bề mặt phần thịt mềm dưới móng không có các mạch máu cũng như dây thần kinh và thường được cắt gọt, làm sạch khi chúng phát triển quá mức hoặc có các tổn thương. Phần sừng móng thường phát triển nhanh ở móng ngoài chân sau vì móng này phải chịu lực nhiều hơn khi bò di chuyển.

Để tạo sự cân bằng, bò sẽ cố thoát khỏi sức nặng quá mức lên móng ngoài bằng cách đi và đứng xòe rộng với dáng bộ nặng nề. Dần dần bò có lối đi đặc trưng theo kiểu “sàng xê”.

Cần phải tiến hành cắt gọt phần sừng… thừa để điều chỉnh, nếu không, móng càng ngày càng dài ra và sự chịu lực quá tải liên tục sẽ làm cho phần thịt mềm dưới móng bị bầm tím, dễ gây xuất huyết và hình thành các ung nhọt sau này.

Gọt móng cho bò

Cắt gọt móng nên được thực hiện bởi người đã qua huấn luyện và đã thực hành nhiều lần trước đó. Phương pháp cắt gọt móng cho bò hay gọi nôm na là làm “neo” cho bò không chỉ đòi hỏi người gọt móng có hiểu biết đầy đủ về cấu tạo móng bò mà còn phải có khả năng quan sát nhạy bén và ra quyết định chính xác.

Bò nên được gọt móng ít nhất mỗi năm hai lần vào giai đoạn cạn sữa và 2 – 3 tháng sau khi đẻ. Gọt móng cơ bản được tiến hành qua ba bước. Đầu tiên, gọt móng trong và lấy chiều dài chuẩn là 7,5cm và giữ chiều dày phần sừng móng 0,5 cm. Sau đó, gọt và tạo hình phần mặt dưới của móng trong cho phẳng.

Khi hoàn tất phần móng trong, sang bước 2 ta tiến hành tương tự đối với móng ngoài sao cho cả hai móng có chiều dài tương xứng nhưng phải bảo đảm độ dày lớp sừng đủ để bảo vệ móng.

Cuối cùng, nếu cần thiết ta có thể tạo độ dốc cho phần đế của móng. Khi cắt gọt móng, cần tiến hành từng chút một, đặc biệt là phần gót móng nhằm đảm bảo cho chiều cao của hai móng tương xứng và không làm tổn thương phần thịt mềm dưới móng.

Theo tài liệu tập huấn chăn nuôi bò sữa của FrieslandCampina VN.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem