Champa
-
Chúng tôi vừa hoàn thành cuộc khai quật lần thứ hai tại phế tích An Phú (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Nhiều bí ẩn về văn hóa Champa dần được hé mở, đặc biệt là những hiện vật được tìm thấy trong hố thiêng mà trên đó có khắc các ký tự cổ.
-
Thành cổ Châu Sa, xã Tịnh Châu cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 7km về phía Đông Bắc. Theo sử sách, thành cổ Châu Sa hay là Amaravati được người Chăm xây dựng bằng đất vào thế kỷ thứ 9. Đây là loại thành Champa bằng đất duy nhất ngày nay vẫn còn dấu tích.
-
Khu giếng đá cổ xóm Vườn và khu giếng đá cổ Hòa An (xã An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) thuộc loại hình di tích khảo cổ. Những giếng cổ này ra đời cách đây hàng trăm năm gắn liền với sự hình thành những cộng đồng cư dân...
-
Sông Ba-dòng sông dài nhất sườn Đông Trường Sơn-miệt mài xuôi từ đỉnh Ngok Rô (tỉnh Kon Tum), đưa nước về Biển Đông (tại tỉnh Phú Yên). Trên con đường từ nguồn về xuôi ấy, Gia Lai là địa bàn được dòng Ba ưu ái, cất giấu bao bí ẩn từ dấu vết gần triệu năm của loài người...
-
Tượng Phật nguyên khối thuộc tượng đá cổ Champa được người dân trong thôn phát hiện tại gò Ông Kế (tên gọi khác là gò Cốc) và được nghinh về chùa Hòa Mỹ (xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) . Việc trông nom quét dọn và hương khói trong chùa được cắt cử giao cho một người già trong làng.
-
Hệ thống 12 giếng cổ Champa vừa được phát hiện tại xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) thể hiện kỹ thuật xưa của người Chăm Pa trong việc kè đá, gạch và cách dùng đáy lót gỗ để lấy mạch nước ngầm...
-
Tượng Phật lồi hiện đang thờ tự tại chùa Linh Sơn, ở thôn Hội Thành, xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn, Bình Định) là tượng thần Shiva - một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật Champa, có niên đại thế kỷ XV, được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2018.
-
Những giếng cổ ở Trung Phường, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có mạch nước kỳ diệu. "Hồi chưa có giếng khoan, tôi dùng một mô tơ hút nước ở cái giếng cổ của nhà tôi để tưới đậu cả ngày vẫn không cạn hẳn. Trong khi những giếng của người dân mình thì chỉ hút vài ba giờ là cạn trơ đáy" - anh Chánh nói.
-
Cả 3 bia ký ở tỉnh Gia Lai đều nói đến Thành phố Nauk Glaun Vijaya. Nauk Glaun có nghĩa là vùng cao, thượng nguyên; Vijaya là kinh thành Đồ Bàn ở An Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay. Nauk Glaun Vijaya là khu vực thượng nguyên của kinh thành Vijaya, tức là khu vực Tây Nguyên hiện nay.
-
Trải qua bao thăng trầm dâu bể và chiến tranh tao loạn, đến nay trên mảnh đất Quảng Trị còn tồn tại rất nhiều giếng cổ Champa nguyên vẹn, vẫn phát huy tốt chức năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất.