Chấn động lính thủy Trung Quốc trở thành kẻ tội đồ vì tình, đánh chìm ​​khu trục hạm, hại chết 134 đồng đội

Thứ tư, ngày 21/07/2021 14:05 PM (GMT+7)
Sau khi gặp rắc rối vì tình, lính thủy Lai Sanyang đã kích nổ kho vũ khí trên khu trục hạm Quảng Châu mang số hiệu 160, đánh chìm con tàu này, khiến 134 đồng đội thiệt mạng, gây ra sự cố hải quân thảm khốc nhất lịch sử lực lượng này vào năm 1978.
Bình luận 0
Chấn động lính thủy Trung Quốc trở thành kẻ tội đồ vì tình, đánh chìm khu trục hạm, hại chết 134 đồng đội - Ảnh 1.

Khu trục hạm 160.

Theo Sohu, Inews, Lai Sanyang vốn là lính thủy trên tàu khu trục 160. Do thành tích xuất sắc, anh ta được thăng quân hàm, trở thành một sĩ quan rất có tiềm năng.

Trước đó, gia đình của Lai đã tìm cho anh ta một mối hôn sự ở quê. Ban đầu Lai Sanyang vui vẻ chấp nhận, nhưng sau khi được thăng quân hàm, anh ta liền coi thường người yêu quê mùa, ít học và đòi chia tay với cô gái này.

Người yêu của Lai đương nhiên không chấp nhận việc mình bị bỏ rơi. Cô đe dọa Lai rằng, cô sẽ đến gặp thủ trưởng của anh ta để tố cáo Lai Sanyang là không có đạo đức.

Tuy nhiên, cô gái đã chết trước khi kịp tố cáo Lai. Người nhà và cảnh sát tìm thấy cô gái chết trong tư thế treo cổ trên cây, trông giống như là một vụ tự tử.

Tuy nhiên, sau nhiều cuộc điều tra, cảnh sát nhận thấy cô gái không có động cơ tự tử và vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trong đó Lai Sanyang bị liệt vào danh sách tình nghi.

Nhưng do Lai Sanyang hiện là sĩ quan hải quân, nên cảnh sát ở quê nhà không thể trực tiếp bắt giữ anh ta được. Cảnh sát đã liên lạc với lãnh đạo hải quân đề nghị họ giao Lai Sanyang để phục vụ công tác điều tra.

Kết quả là, lãnh đạo hải quân quyết định tạm đình chỉ mọi chức vụ của Lai Sanyang và yêu cầu anh ta hợp tác với cảnh sát trong cuôc điều tra. Các vị lãnh đạo cũng tuyên bố, nếu Lai trong sạch họ sẽ khôi phục lại chức vụ cho anh ta. Nhưng nếu anh ta có tội, sẽ bị xử lý nghiêm. Mặc dù bị tạm đình chỉ, nhưng Lai Sanyang vẫn đi lại tự do vì lãnh đạo hải quân chưa thông báo rộng rãi về vụ việc, cũng chưa áp dụng các biện pháp cần thiết để quản chế anh ta.

Về phần Lai Sanyang, ngay sau khi nhận quyết định tạm đình chỉ mọi chức vụ, Lai cảm thấy "bầu trời như sập xuống", anh ta đã mất tất cả. Không bị quản chế, Lai lừa lấy được chìa khóa kho vũ khí trên khu trục hạm 160 rồi tự nhốt mình trong đó khóc lóc và nghĩ cách trả thù đời.

Sau đó, Lai Sanyang nhanh chóng tìm được một mũi khoan nhỏ và đã khoan một lỗ trên boong dưới cùng của kho đạn ở phía đuôi tàu để nước biển từ từ chảy vào. Khi áp lực của nước biển ngày càng lớn, một tổ máy nạp điện liền phát nổ, gây ra một loạt các vụ nổ đạn dược khác trong kho vũ khí của khu trục hạm 160. 

Hiện trường vụ nổ vô cùng khủng khiếp. Bến cảng nơi khu trục hạm 160 neo đậu lửa cháy ngùn ngụt, toàn bộ cảng mất điện, còi báo động liên tục vang lên. Áp lực từ vụ nổ mạnh đến mức kính trên cửa sổ của các khu dân cư ở thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông cách cảng không xa cũng bị vỡ vụn.

Những tàu khác neo đậu tại cảng may mắn đều kịp thời sơ tán trước đó không lâu, khi lãnh đạo hải quân phát hiện Lai Sanyang trốn trong kho vũ khí của khu trục hạm 160. 

Tuy nhiên, các thủy thủ trên tàu 160 thì không may mắn như vậy. Con tàu mới đi vào hoạt động được một năm bốc cháy ngùn ngụt rồi từ từ chìm xuống biển. Vụ nổ tàu khu trục 160 khiến 134 sĩ quan, thủy thủ thiệt mạng vì không kịp sơ tán. Trong khi đó, thuyền trưởng và chính ủy tàu khu trục 160 bị bắt vì không có mặt trên tàu, bỏ nhiệm vụ về thăm nhà thời điểm vụ nổ xảy ra. Sau này, các nhà điều tra đã tìm thấy một phần thi thẻ của kẻ tội đồ Lai Sanyang trong xác tàu bị chìm.

Vụ nổ tàu khu trực 160 đã cho thấy sự quản lý lỏng lẻo của hải quân Trung Quốc trên những tàu chiến trọng yếu, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh họ. Nhiều lãnh đạo cấp cao của Hải quân Trung Quốc khi đó đã bị kỷ luật, hoặc buộc nghỉ hưu sớm. 

 

 

 



Minh Nhật (Sohu, Inews)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem