Chàng trai 25 tuổi lần đầu trải nghiệm Tết Việt ở Berlin

Thứ năm, ngày 26/01/2012 07:00 AM (GMT+7)
Dân Việt - Mới chân ướt chân ráo đến Berlin (Đức) chưa đầy một tháng, tôi còn đang tập làm quen với cuộc sống nơi đất khách thì Tết nguyên đán đã cận kề...
Bình luận 0

Những status, hình ảnh của bạn bè trên các trang mạng xã hội cũng như không khí đón Tết trên các trang báo điện tử được cập nhật liên tục càng làm tôi cảm thấy nhớ nhà hơn bao giờ hết.

img
Hoàng Quang Thái lần đầu tiên đón Tết tại Berlin (Đức)

Ngày cuối năm, phố xá vắng vẻ, mùi thơm của lá mùi già và hương trầm ấm cúng cứ tỏa khắp các ngõ nhỏ, tiết trời se lạnh khiến tôi cảm thấy “mùi” Tết. Nhưng ở đây mọi thứ thật sự xa lạ, trời cũng lạnh đấy, thậm chí nhiệt độ còn thấp hơn nhiều nhưng chẳng được đón mưa xuân hay xem pháo hoa dưới trời lạnh buốt, đường phố cũng thưa người đấy nhưng chỉ là những dãy nhà im lặng mà không có không khí tất bật đón Tết như ở nhà.

Tôi quyết định rủ một người bạn đi đến khu chợ người Việt để cảm nhận không khí Tết của những người con xa xứ…

img
Dong Xuan Center - khu chợ bán lẻ lớn nhất của người Việt ở Berlin (CHLB Đức)

Ngoài khu chợ bán buôn ở quận Marzahn thì chợ Đông Xuân là khu chợ bán lẻ lớn nhất ở thành phố này. Khu chợ tọa lạc trên phố Herzberg ở quận Lichtenberg (một trong những quận có đông người Việt sinh sống) với tổng diện tích 18 ha được xây dựng từ năm 2006. Khu chợ hiện nay đã có 9 dãy nhà lớn với hàng trăm gian hàng, phần lớn dành cho người Việt thuê, có đầy đủ các mặt hàng được nhập khẩu từ Việt Nam.

Vào những ngày cuối tuần, khu chợ rất nhộn nhịp, không chỉ người dân thành phố mà cả người Việt ở các vùng phụ cận cũng đến mua sắm.

img
Một số gian hàng trong chợ. Ảnh trên: gian hàng bán đồ thờ cúng, ảnh dưới: gian bán đồ khô và rau quả.
img
Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết: dưa hành, bánh chưng, giò chả (xa xa là bánh cốm, bánh rán,…)
img
Mứt Tết và ô mai cũng rất đa dạng
img
Trong chợ cũng bán đầy đủ các nguyên liệu đặc trưng để gói bánh chưng như lá dong, gạo nếp, đậu xanh

Tết Nhâm Thìn 2012 này, người Việt thuận tiện hơn trong việc đón Tết khi mà ngày 29 Tết rơi vào Chủ nhật. Theo truyền thống, mọi người đều đón giao thừa theo giờ Việt Nam (tức 18h giờ Berlin).

Tôi cũng chuẩn bị được một vài món ăn Việt Nam cho mâm cúng giao thừa với mâm ngũ quả, bánh chưng, thịt gà, xôi gấc, canh măng,…

img
Một số món cho mâm cơm cúng giao thừa
img
Theo truyền thống, mọi người đều đón giao thừa theo giờ Việt Nam (tức 18h giờ Berlin)

Thông thường như mọi năm, Tết vào ngày thường, khi ở Việt Nam đón giao thừa thì mọi người vẫn đang đi làm nên họ chỉ kịp về nhà bày biện và làm mâm cơm cúng gia tiên mà thôi. Nhưng năm nay đặc biệt hơn, tận dụng quỹ thời gian ít ỏi của ngày Chủ nhật, nhiều gia đình cùng chung vui với nhau, gói bánh chưng, bày tiệc hoặc đi chùa.

img
Một nét văn hóa rất đặc trưng của người Việt Nam là đầu năm đi lễ chùa. Trong ảnh: Chùa Phổ Đà ở Berlin.
img
Trên cây đào tự làm lấy, nhà chùa đính thêm những bao lì xì may mắn cho Phật tử hái lộc
img
Niềm vui nho nhỏ của tôi khi được thầy trụ trì mừng tuổi đầu năm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem