Chế biến
-
Dòng sông Son chảy qua miền di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) chứa trong mình hàng trăm loài cá ngon nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cá chình. Thế nhưng thứ cá “đặc sản” này đang ngày cạn kiệt bởi sự săn bắt tận diệt… cho đến khi một số hộ nông dân ở đây đã nghĩ ra cách nuôi chúng…
-
Bò tái mướt là một món ăn hấp dẫn, tuy nhiên phải chọn loại bò ăn cỏ đồng nội thì thịt mới chắc, làm tái mới ngon, mới “đúng điệu”, theo cách nói của người bình dân miền Tây.
-
Mỗi lần về quê cũ, nghe tụi nhỏ nhắc tới hai tiếng “bần chua”, lòng tôi lại cảm thấy miên man nhớ về thời còn cắp sách, bạn bè thường rủ nhau bơi xuồng dọc theo những con kinh con rạch để hái bần dốt (trái vừa chín) về ăn với mắm ruốc.
-
Một hôm đi chợ, bất chợt tôi thấy cả thau đầy đựng cá xác sọc tươi rói, lòng bồi hồi nhớ về kỷ niệm thuở thiếu thời nơi quê nhà yêu dấu.
-
Nhớ lại những mùa hè xưa mỗi dịp về quê thăm nội, anh em tôi thường hay theo nội ra bờ sông lấy măng về nấu ăn. Trong các món ăn được chế biến từ măng tre, tôi đặc biệt thích món măng xào lá lốt mà nội đã làm cho anh em tôi ngày còn thơ bé.
-
Dạo bước trên con đường làng ở Vĩnh Long quê tôi, bạn sẽ thấy có khá nhiều giàn gấc xanh um phủ đầy nơi mái hiên, hay góc vườn, bờ cây hàng rào. Người quê tôi trồng gấc xưa nay để bán quả lấy tiền; mặt khác, giàn gấc còn là nơi bóng mát mà các lão nông thích ngồi hàn huyên những câu chuyện vụ mùa.
-
Thịt chua đã có từ bao giờ? Có lẽ chẳng thể ai đoán được chính xác. Người ta chỉ biết rằng món thịt chua được bắt nguồn từ món ăn của đồng bào Mường ở miền trung du đất tổ Vua Hùng. Phải chăng, cái ngày xưa ấy khi đời sống vật chất còn thiếu thốn, không có tủ lạnh để bảo quản thịt mà người Mường xứ này đã nghĩ ra một cách thức bảo quản thịt là muối chua?
-
Có dịp về vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày hè, mời bạn hãy khám phá cho được món cá phèn râu kho tộ, tôi tin chắc bạn sẽ hài lòng và tấm tắc khen mãi trong suốt cuộc hành trình tham quan miền Tây này!...
-
Một thầy lang ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã sưu tầm và nhân giống thành công sâm Ngọc Linh quý hiếm. Với hơn 1 tạ sâm giá 10-12 triệu đồng/kg xuất bán mỗi tháng, ông thu về cả tỷ đồng.
-
Cây chè đã nuôi sống người dân quê tôi từ bao đời, thân thương gần gũi. Bấy lâu xa quê lập nghiệp, tôi vẫn luôn ước ao ngày trở về để sống giữa những đồi chè, tận hưởng vẻ đẹp của màu xanh đã làm nên thứ nước uống say đắm lòng người.